Hoffman và cs. đã tiến hành một nghiên cứu (5) đa quốc gia nhằm đánh giá mối liên quan của việc LDA dùng hàng ngày - bắt đầu từ tuần thứ 6 0/7 đến 13 6/7 của thai kỳ và dùng cho đến tuần thứ 37 hoặc khi sinh - với sự phát triển thần kinh của trẻ ở độ tuổi 33 – 39 tháng. Kết quả chính của nghiên cứu là điểm tổng hợp nhận thức của những trẻ này, dựa trên bảng điểm Bayley-III và ASQ-3. Nghiên cứu cũng xem xét các phần của bảng điểm Bayley-III để đánh giá tỷ lệ trẻ em có điểm dưới 70. Giả thuyết chính là trẻ có mẹ sử dụng aspirin liều thấp (81mg) trong thai kì sẽ có điểm nhận thức thấp hơn so với trẻ có mẹ sử dụng giả dược. Kết quả của nghiên cứu được phân tích để xác định sự khác biệt và ảnh hưởng của việc tiếp xúc với aspirin liều thấp. Tổng cộng có 640 trẻ em (329 trẻ ở nhóm dùng aspirin liều thấp, 311 trẻ ở nhóm giả dược) được đánh giá từ tháng 9/2021 đến tháng 6/2022.
Hình ảnh 1: Nghiên cứu đã được công bố
Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về phát triển thần kinh giữa nhóm trẻ em có mẹ sử dụng aspirin liều thấp trước khi sinh và nhóm sử dụng giả dược. Cụ thể, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm tổng hợp nhận thức theo Bayley-III (aspirin liều thấp 96,0 ± 9,9 so với giả dược 96,8 ± 10,4, P = 0,25) và điểm tổng hợp của ngôn ngữ (aspirin liều thấp 101,2 ± 13,2 so với giả dược 100,4 ± 13,6, P = 0,38) và vận động (aspirin liều thấp 99,4 ± 13,2 so với giả dược 100,1 ± 13,9, P = 0,50) giữa hai nhóm. Tỷ lệ trẻ em có điểm thấp hơn mức trung bình (dưới 1 SD và điểm thô thấp hơn 70 điểm trong tất cả các phần của Bayley-III) cũng không khác nhau giữa hai nhóm. Kết quả cũng tương tự khi sử dụng bảng điểm ASQ-3.
Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như sinh non, trình độ học vấn của mẹ, giới tính của trẻ, tỉ lệ suy dinh dưỡng, có nuôi con bằng sữa mẹ và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ được ghi nhận là tương tự nhau giữa hai nhóm. Phân tích sau phân nhóm cũng không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm phụ.
Hình ảnh 2: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Tóm lại, kết quả của nghiên cứu không chỉ cho thấy không ghi nhận bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với sự phát triển thần kinh của trẻ khi thai phụ sử dụng aspirin liều thấp trong thai kì, mà còn tạo sự an tâm cho cả thai phụ và nhân viên y tế. /.
Tài liệu tham khảo
1. Henderson JT, Vesco KK, Senger CA, Thomas RG, Redmond N. Aspirin Use to Prevent Preeclampsia and Related Morbidity and Mortality: Updated Evidence Report and Systematic Review for the US Preventive Services Task Force. Jama. 2021;326(12):1192-206.
2. National Institute for Health and Care Excellence: Guidelines. Hypertension in pregnancy: diagnosis and management. London: National Institute for Health and Care Excellence (NICE)
Copyright © NICE 2019.; 2019.
3. WHO Guidelines Approved by the Guidelines Review Committee. WHO recommendations on antiplatelet agents for the prevention of pre-eclampsia. Geneva: World Health Organization© World Health Organization 2021.; 2021.
4. Hoffman MK, Goudar SS, Kodkany BS, Metgud M, Somannavar M, Okitawutshu J, et al. Low-dose aspirin for the prevention of preterm delivery in nulliparous women with a singleton pregnancy (ASPIRIN): a randomised, double-blind, placebo-controlled trial. Lancet (London, England). 2020;395(10220):285-93.
5. Hoffman MK, Goudar S, Dhaded S, Figueroa L, Mazariegos M, Krebs NF, et al. Neurodevelopment of Children Whose Mothers Were Randomized to Low-Dose Aspirin During Pregnancy. Obstetrics and gynecology. 2024;143(4):554-61.
Nguồn: Lược dịch từ Hoffman MK, Goudar S, Dhaded S, et al. Neurodevelopment of Children Whose Mothers Were Randomized to Low-Dose Aspirin During Pregnancy. Obstet Gynecol. 2024;143(4):554-561. doi:10.1097/AOG.0000000000005514