Tìm kiếm tin tức
Vẫn còn doanh nghiệp chưa thật quan tâm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Lượt đọc 8754Ngày cập nhật 10/08/2022

Các doanh nghiệp và người lao động hầu hết đều biết đến an toàn, vệ sinh lao động, nhưng để có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ, nắm chắc quy trình thì con số này còn khiêm tốn. Điều này, khiến tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp vẫn xảy ra, nhất là lao động ở khu vực phi kết cấu, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có quy mô nhỏ.

Đây cũng là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị về công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022do Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 02 tháng 8 vừa qua.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu nhìn nhận, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm, hoặc công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động có làm nhưng chỉ ở hình thức “đối phó”, “làm cho có”. Một số người lao động chưa chú tâm, ỷ lại hay sai sót cũng làm ảnh hưởng đến quy trình lao động, gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh.

Chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp; giải pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho người lao động ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng phòng An toàn môi trường và quản trị hệ thống, Công ty TNHH Vitto Phú Lộc, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng cũng có nguyên nhân là do lực lượng an toàn, vệ sinh viên chưa kiên quyết đấu tranh với những vi phạm do ngại va chạm hay bỏ qua do tình cảm đồng nghiệp. Một số an toàn, vệ sinh viên cũng là công nhân trực tiếp sản xuất, kiêm nhiệm nhiều việc, hạn chế về khả năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Từ thực tiễn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên của doanh nghiệp, ông Thành đã tham mưu đưa vào nội quy lao động của doanh nghiệp cấm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của an toàn, vệ sinh viên, định kỳ tổ chức cho mạng lưới này sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động, đề xuất các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, nhận diện các nguy cơ, sự cố, phòng ngừa tai nạn lao động.

Ở góc độ Quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người lao động trên địa bàn tỉnh, trong phát biểu khai mạc hội nghị Ths.BsCkII Hoàng Trọng Quý-Phó Giám đốc Sở Y tế đã nêu ra nguyên nhân làm hạn chế công tác này là một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn kinh phí cho hoạt động về quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn hạn hẹp. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng tầm quan trọng nên việc thực hiện còn gặp khó khăn, lúng túng, hiệu quả chưa cao, nhiều lúc còn mang tính chất đối phó.

Chia sẻ quan điểm của mình về công tác quản lý An toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh, ông Hồ Dần-Phó Giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, bởi không chỉ bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động, mà còn góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Do vậy, ngoài việc doanh nghiệp chủ động xây dựng kịch bản, ý thức phòng ngừa tai nạn lao động, nhất là ở những khu vực tiềm ẩn nguy hại, nguy hiểm thì cũng thường xuyên tuyên truyền, huấn luyện cho người lao động; xây dựng mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu về an toàn, vệ sinh lao động, từ đó góp phần tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn, cải thiện chất lượng và hạn chế tai nạn lao động./.

 

Ảnh: Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam Huế diễn tập Sơ cấp cứu tai nạn lao động 

 

 

Ths Trần Bá Thanh - Ks.Phan Trung Ngọc ( Khoa SKMT-YTTH-BNN)
Các tin khác
Xem tin theo ngày