bottom
Dịch vụ
Liên kết website
Bệnh sốt xuất huyết dengue - nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Lượt đọc 426Ngày cập nhật 13/06/2024

Quyết định số 2670/QĐ-BYT, ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Bộ Y tế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt xuất huyết Dengue” thay thế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt xuất huyết Dengue” ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22/8/2019 của Bộ Y tế như sau:

 

Bệnh sốt xuất huyết dengue

-   Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng. Đây là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, nếu không được xử trí đúng cách, người bệnh có thể tử vong.

Diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue

          Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

          Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Dấu hiệu trẻ em bị sốt xuất huyết

 

 

 

Lâm sàng

Xét nghiệm

Giai đoạn

sốt

- Sốt cao đột ngột, liên tục

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn

- Da xung huyết, phát ban

- Đau cơ, đau khớp, đau hố mắt

- NFDT (+), chấm XH ở dưới da, chảy máu răng, mũi…

- Hct bình thường

- Tiểu cầu BT hay giảm nhẹ

- Bạch cầu thường giảm

Giai đoạn

nguy hiểm

(thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh)

- Có thể có các biểu hiện:

- Biểu hiện thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch. Trong trường hợp thoát nhiều => sốc.

- Xuất huyết: dưới da, niêm mạc, nội tạng

- Suy tạng: viêm gan  nặng, viêm não, viêm cơ tim

- Hct ­ cao; TC ↓ nặng

- AST, ALT ­

- Rối loạn đông máu

- TDMP, TDMB/ SA, Xq

Giai đoạn

hồi phục

(thường vào   ngày thứ 7 - 10 của bệnh)

- Hết sốt, toàn trạng tốt lên

- Huyết động ổn, tiểu nhiều

- Nhịp chậm

- Có thể phù phổi hay suy tim nếu có quá tải

- Hct BT hay ↓

- BC ­ trở lại BT

- TC dần trở về BT

 

Chẩn đoán và phân độ bệnh sốt xuất huyết dengue

          Bệnh sốt xuất huyết Dengue chia làm 3 mức độ (theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2009)

          - Sốt xuất huyết Dengue.

          - Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

          - Sốt xuất huyết Dengue nặng.

 

Phân độ

SXHD

SXHD có dấu hiệu cảnh báo

SXHD nặng

Triệu chứng lâm sàng,

cận lâm sàng

Sống/đi đến vùng có dịch. Sốt <7 ngày và có 2 trong các dấu hiệu sau:

- Buồn nôn, nôn.

-   Phát ban.

-   Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

-   Xuất huyết da hoặc dấu hiệu dây thắt (+).

-   Hct bình thường hoặc tăng.

-   Bạch cầu bình thường hoặc giảm.

-   Tiểu cầu  bình thường hoặc giảm.

Ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau

-  Vật vã, lừ đừ, li bì.

-  Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan.  '

-  Nôn ói nhiều > 3 lần/1 giờ hoặc > 4 lần/6 giờ.

-  Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc có máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.

-  Gan to > 2cm dưới bờ sườn.

-  Tiểu ít.

-  Hct tăng kèm tiểu cầu giảm nhanh.

-  AST/ALT > 400U/L*

-  Tràn dịch màng phổi, màng bụng trên siêu âm hoặc X- quang

(*) Nếu có điều kiện thực hiện.

Ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau

1. Thoát huyết tương nặng dẫn tới

- Sốc sXHD, sốc SXHD nặng.

- Ứ dịch, biểu hiện suy hô hấp.

2. Xuất huyết nặng

3. Suy các tạng

- Gan: AST hoặc ALT > 1000U/L.

- Thần kinh trung ương: rối loạn ý thức.

- Tim và các cơ quan khác.

 

Điều trị bệnh sốt xuất huyết dengue

             1. Điều trị sốt xuất huyết dengue

          Phần lớn đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

          Xem xét chỉ định nhập viện trong các trường hợp: Sống một mình; Nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng; Gia đình không có khả năng theo dõi sát; Trẻ nhũ nhi; Dư cân, béo phì; Phụ nữ có thai; Người lớn tuổi (≥60 tuổi); Bệnh mạn tính đi kèm (thận, tim, gan, hen, COPD kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu tan máu...).

          Điều trị bao gồm: Điều trị triệu chứng; Bù dịch sớm bằng đường uống; Theo dõi nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo cho nhập viện điều trị

          2. Điều trị sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo

     Người bệnh được cho nhập viện điều trị.

 

3. Điều trị sốt xuất huyết dengue nặng

   Người bệnh phải được nhập viện điều trị cấp cứu.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết dengue

        - Hiện nay đã có vắc-xin phòng ngừa virus Dengue.

            - Sốt xuất huyết Dengue lây qua đường muỗi đốt, do đó, phòng tránh muỗi đốt là cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.

Loại bỏ nơi sinh sống và đẻ trứng của muỗi, tích cực diệt bọ gậy

  • Muỗi thường đẻ trứng ở những nơi đọng nước như bể nước, chum vại, chai lọ, mảnh vỡ có nước đọng,... Muỗi vằn thường thích sống ở những nơi có ít ánh sáng và độ ẩm thấp. Để hạn chế nơi trú ngụ của muỗi và tiêu diệt bọ gậy cần lưu ý: 

  • Để hạn chế muỗi vào đẻ trứng hãy đậy nắp tất cả các bình chứa nước trong nhà.

  • Muỗi cái có thể đẻ khoảng vài trăm trứng, do đó bạn có thể thả cá nhỏ vào những dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy hiệu quả hơn. 

  • Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước. Nếu không dùng đến thì cần cọ rửa sạch sẽ và úp khô chum vại, bình chứa nước.

  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, loại bỏ các vật dụng không dùng đến, rác thải, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp để hạn chế tối đa những nơi trú ẩn của muỗi. 

  • Thường xuyên thay nước cho bình đựng hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn… 

  • Phát quang bụi cây, bụi rậm quanh nhà. Tháo cạn nước hoặc lấp đầy ổ nước đọng, hạn chế tình trạng nước đọng để ngăn ngừa muỗi sinh sản

Phòng chống muỗi đốt bằng những biện pháp sau:

·           Khi đi ngủ nên nhớ treo màn, dù là ban ngày hay ban đêm.

·           Mặc những bộ đồ dài tay để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt. Đây là lưu ý rất cần thiết đối với người sống trong khu vực nhiều muỗi hoặc khi đang xảy ra dịch bệnh.

·           Dùng bình xịt muỗi, vợt điện muỗi, kem xua muỗi hoặc hương xua muỗi,... 

·           Với trẻ em, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi, quan sát và nhắc nhở bé về việc phòng tránh muỗi đốt. Không nên cho trẻ vui chơi ở những nơi có nhiều cây cối. Cho trẻ mặc quần áo dài tay và mắc màn khi ngủ. 

Lưu ý: Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà

Tuân thủ và tích cực phối hợp với ngành Y tế và cơ quan địa phương khi thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và các đợt phun thuốc chống muỗi: 

+ Thời gian phun thuốc diệt muỗi cần thích hợp và đúng cách. 

+ Cần phối hợp với chính quyền, cơ quan y tế để công tác phun thuốc có hiệu quả tốt nhất. Người dân cần chủ động vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt bọ gậy để tiêu diệt muỗi triệt để ở khu dân cư. Vận động tất cả các hộ dân cư ở trong khu vực tham gia phun thuốc diệt muỗi để đạt hiệu quả tiêu diệt muỗi như mong đợi. 

+ Lưu ý trước khi phun cần dọn dẹp nhà cửa, che đậy các vật dụng hay những thực phẩm cẩn thận. Sau khi phun thuốc khoảng 30 đến 1 tiếng mới nên quay về nhà./. 

Tập tin đính kèm:
THSBS. Đoàn Chí Hiền - TTKSBT
Các tin khác
Xem tin theo ngày