Tìm kiếm tin tức
Sử dụng kháng sinh ở một số cơ địa đặc biệt
Lượt đọc 71Ngày cập nhật 31/10/2024

Thuốc kháng sinh là một loại thuốc vô cùng quan trọng trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh ở một số cơ địa đặc biệt cần phải có một số lưu ý như là:

 

1. Trẻ em

Ở trẻ em có mức độ trưởng thành của gan, thận chưa hoàn chỉnh vì vậy việc sử dụng kháng sinh có thể có những điểm khác biệt so với người lớn và thuốc được đào thải chậm hơn ở người lớn.

Một số nhóm thuốc kháng sinh tương đối an toàn (nhưng chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ): nhóm beta-lactam, nhóm macrolid và một số kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon (ciprofloxacin, ofloxacin).

Ở trẻ sơ sinh và đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng, cần lưu ý các tai biến do chuyển hóa khi sử dụng nhóm sulfamid.

2. Phụ nữ có thai và cho con bú
Một số kháng sinh có thể khuếch tán qua nhau thai gây độc cho bào thai, ví dụ nhóm sulfamid, aminoglycoside, rifampicin, tetracycline… 
- Kháng sinh có thể sử dụng an toàn trong thời gian mang thai: nhóm penicillin, cephalosporin, nhóm macrolid (trừ erythromycin estolate).
- Kháng sinh có thể dùng trong thai kỳ nhưng thận trọng: aminoglycoside, vancomycin, clindamycin, trimethoprim…
- Kháng sinh không dùng trong thai kỳ: chloramphenicol, fluoroquinolone, erythromycin estolate, metronidazole, sulfamid…

Ở phụ nữ cho con bú, cần lưu ý một số thuốc có thể qua sữa và ảnh hưởng lên trẻ: amoxicillin, penicillin G, cefotaxime, ampicillin…

3. Bệnh nhân suy thận
Trong nhiều trường hợp cần giảm liệu đối với một số kháng sinh. Mức độ giảm tùy thuộc vào mức độ suy thận và bản chất của kháng sinh, phải dùng kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ và phải báo cáo cho Bác sĩ tình trạng suy thận của bản thân.
4. Bệnh nhân suy gan
Cần đặc biệt tránh dùng các loại thuốc kháng sinh được thải trừ và khử độc đầu tiên ở gan như chloramphenicol, lincomycin, clindamycin…

5. Người lớn tuổi

Ở người già, thuốc hấp thu kém hơn, đào thải chậm hơn, khuếch tán chậm hơn… Trong khi đó, cấu tạo và chức năng các rào chắn cơ học bị thay đổi, dễ mắc các bệnh mạn tính và nhiễm trùng hơn, song song với đó là tỉ lệ biến chứng cao hơn kèm với tỉ lệ tử vong cao hơn. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Để được tư vấn cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: Giáo trình sau đại học bệnh học truyền nhiễm - Trường Đại học Y Dược Huế.

Từ khóa: thuốc kháng sinh, hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, kháng thuốc, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách.

 
BS Lê Quang Vũ - Phòng KHTC - TTKSBT Tỉnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày