Hầu hết các chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, nhưng được coi là một thực phẩm chức năng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm được nguy cơ về các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết.
Tại ruột già, một số chất xơ được lên men tạo ra những acid béo mạch ngắn, được hấp thu cũng góp phần cung cấp một ít năng lượng. Chất xơ còn hấp thụ một số chất có hại cho sức khoẻ. Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết và làm giảm đậm độ năng lượng trong khẩu phần, được sử dụng cho người thừa cân - béo phì, người mắc các bệnh tim mạch, táo bón. Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các loại hạt toàn phần), khoai củ. Những loại thực phẩm đã tinh chế như bột mì, bột gạo, ... lượng chất xơ bị giảm đáng kể, nên chỉ có rất ít chất xơ.
Bảng: Nhu cầu khuyến nghị chất xơ (g/ngày)
(Nguồn: The Food and Nutrition Board, Commision on Life Sciences, National Research Council, 1996)
Theo IOM-FNB (Mỹ) và FAO cần có 14g chất xơ cho mỗi 1000Kcal của khẩu phần. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Nhật Bản đưa ra mức 20-25g chất xơ/ngày. Đối với người Việt Nam do điều kiện cụ thể về sinh lý, thể lực, tập quán ăn uống và nhu cầu các chất dinh dưỡng khác, nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu là từ 20-22g/ngày.
Nguồn: Nhu cầu khuyến nghị chất xơ (theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016), http://vichat.viendinhduong.vn