Trạm Y tế xã Phong Bình luôn sẵn sàng đảm bảo công tác khám chữa bệnh và công tác dự phòng sau lũ lụt.
Qua báo cáo của trạm Y tế xã Phong Hòa, Phong Bình và kiểm tra thực tế, ngay từ tháng đầu tháng 9/2024 các trạm Y tế đã xây dựng phương án chủ động ứng phó trong và khắc phục hậu quả sau lũ lụt. Các trạm Y tế đã chuẩn bị đầy đủ các cơ số thuốc cấp cứu, đảm bảo đầy đủ thuốc điều trị các bệnh thông thường và các dụng cụ/phương tiện cấp cứu tại chỗ. Rà soát và vận động những người cao tuổi bệnh nặng và những phụ nữ mang thai được dự báo sinh trong vòng 10-15 ngày sắp đến đến lưu trú tại các cơ sở y tế để nhân viên y tế kịp thời can thiệp khi cần thiết. Cắt cử công việc và có bản phân trực cụ thể cho từng nhân viên. Chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, nước uống cho 15 người trong vòng 1 tuần.
Chủ động thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", đối phó có hiệu quả tình huống trong và sau lũ lụt. Các trạm Y tế đã chủ động di chuyển kê cao các trang bị/phương tiện y tế, thuốc men lên nơi cao ráo để bảo đảm an toàn về tài sản, trang bị đèn chiếu sáng, hệ thống máy nổ, bếp nấu ăn tại chổ dự phòng trong trường hợp mất điện. Chuẩn bị đầy đủ hóa chất xử lý môi trường sau lũ lụt, sẵn sàng bảo đảm an toàn sức khỏe nhân nhân sau lũ lụt. Phối hợp các ban ngành/đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực dọn dẹp vệ sinh sau lũ lụt, theo phương câm “nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường ngay đến đó”. Cùng chính quyền và địa phương huy động lực lượng tại chỗ chôn lấp gia súc bị chết, phun hóa chất khử khuẩn môi trường. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nước uống, không để dịch bệnh xảy ra đặc biệt là các dịch bệnh về đường tiêu hóa và mắt đỏ...
Đoàn công tác thăm và làm việc tại trạm Y tế xã Phong Hòa - Phong Điền.
Lãnh đạo Ngành Y tế yêu cầu, các trạm Y tế cần tiếp tục theo dõi chặc chẽ những diễn biến, tình hình dịch bệnh có nguy cơ xảy ra sau lũ lụt, nhanh chóng báo cáo cho TTYT huyện và các đơn vị liên quan để có phương án can thiệp kịp thời không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.../.