Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.928.765
Truy cập hiện tại 294

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hưởng ứng “Ngày Vì nạn nhân chất độc màu da cam" (10/8).
Lượt đọc 613Ngày cập nhật 08/08/2024

     Cách đây 63 năm, ngày 10/8/1961 Quân đội Mỹ đã khởi hành chiến dịch có mật danh Ranch Hand trên chiến trường Miền Nam Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến tranh hóa học đầu tiên có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng và thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Tại Việt Nam từ năm 2004, ngày 10/8 hàng năm được lấy làm “Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam” với mục đích kêu gọi các thành phần trong xã hội luôn quan tâm, chăm sóc tốt hơn cho nạn nhân chất độc da cam.

 

     Đây là chiến dịch mà Không quân Mỹ đã rải một loại độc tố có chứa chất Dioxin thường được gọi là Chất độc da cam (Agent Orange) là một loại hóa chất diệt cỏ, làm rụng lá cây, có độc tố kinh khủng nhất gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường đất, môi trường nước, hệ sinh thái, đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, nòi giống của con người.

     Chiến dịch này được Quân đội Mỹ tiến hành từ năm 1961 đến năm 1971, cái mà họ gọi là “chất diệt cỏ” hay “chất khai quang”. Với mục đích, tàn phá hệ thống “Rừng che bộ đội - Rừng vây quân thù”, nhằm tạo ra những “Khu vực trắng - Vùng đất trắng” ở các cánh rừng già xanh tốt, làm cây cối rụng trụi lá/trơ cành, phá hoại nơi trú ẩn và không thể trồng trọt các cây lương thực, thực phẩm tại chổ của quân đội đối phương. Trong 10 năm triển khai chiến dịch Quân đội Mỹ đã rải xuống Miền Nam Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, trong đó có 60% là Chất da cam, chứa 366 kg Dioxin. Có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm và phơi nhiễm, 3 triệu người là nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin và hơn 3 triệu ha rừng bị nhiễm độc và bị tàn phá nặng nề, đã gây nên một thảm hoạ da cam chưa từng có trong lịch sử loài người.

     Theo kết quả nghiên cứu trong 18 năm, các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga kết luận: Chất độc da cam/Dioxin gây ra các hậu quả nặng nề về y học và sinh học lâu dài đối với con người. Nạn nhân chất độc da cam không chỉ là các Cựu chiến binh Việt Nam mà cả người dân thường cũng như những người lính Mỹ và lính các quốc gia khác tham gia cuộc chiến. Những vấn đề sức khỏe mà nạn nhân chất độc da cam và những người phơi nhiễm gặp phải là vô cùng nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến cả thế hệ thứ 2, thứ 3, thứ 4. Chất độc da cam/Dioxin gây ảnh hưởng về di truyền sinh thái, ngay cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc cũng có biểu hiện bệnh lý, đặc biệt gây ra tình trạng sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ. Tác động của Chất độc da cam/Dioxin không chỉ có 20 - 30 năm, mà có thể lên tới hàng 100 năm.

     Từ năm 2004, ngày 10/8 hàng năm là “Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam”. Với truyền thống nhân văn của dân tộc, với tinh thần tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, ngày 10/8, nhắc nhở và kêu gọi cộng đồng hãy nhớ đến một thảm họa đối với môi trường và sức khỏe mà các thế hệ người dân Việt Nam phải hứng chịu hơn 60 năm qua. Là dịp để khơi dậy lương tâm và trách nhiệm, lan tỏa tinh thần “Thương người như thể thương thân”, để “Không ai bị bỏ lại phía sau”, đồng thời kêu gọi cộng đồng "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" đối với các Cựu chiến binh Việt nam, các cụ già, trẻ em, phụ nữ… đặc biệt ở các vùng nhiễm chất độc da cam còn nhiều khó khăn, thiếu thốn...

     Hàng năm, Nhà nước Việt Nam đã chi hàng trăm tỉ đồng cho các dự án nghiên cứu, khắc phục hậu quả Chất độc da cam/Dioxin đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Đồng thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và luôn khuyến khích, tạo điều kiện, kêu gọi xã hội hóa từ các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức nhân đạo/từ thiện quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện đời sống, đào tạo nghề, tạo việc làm, chung tay bảo vệ quyền lợi, xoa dịu nỗi đau, giảm gánh nặng cho các nạn nhân chất độc da cam/Dioxin.

     Nhân “Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam”, mỗi một chúng ta hãy nhận thức rõ hơn và có những hoạt động tích cực, thiết thực giúp nạn nhân da cam vượt lên những khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Hãy cùng "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" nhằm tiếp thêm cho họ niềm tin, sức mạnh, tình yêu cuộc sống, khát vọng và ý chí vươn lên hòa nhập cộng đồng.../.

 

Chí Hùng (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày