Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.928.765
Truy cập hiện tại 234

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội thảo Quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn mức sinh thấp.
Lượt đọc 304Ngày cập nhật 28/08/2024

   Ngày 28/8/2024, Cục Dân số phối hợp với Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn mức sinh thấp. Tham dự tại điểm cầu trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế có đại diện lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế; ThS.BSCKII Phan Đăng Tâm - Chi cục trưởng, đại diện các phòng chuyên môn thuộc Chi cục Dân số và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố Huế.

 

 

Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.

   Vấn đề mức sinh thấp được xem là mối lo ngại của nhiều nước trên thế giới, các nước đã nghiên cứu bài bản, đầu tư rất lớn nhưng chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh rất thấp về mức sinh thay thế. Mặc dù vậy, kinh nghiêm, quan điểm của các nước trong xây dựng chính sách, giải pháp can thiệp kịp thời là những bài học kinh nghiệm để các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý tham khảo, đặc biệt là ở thời điểm với tổng tỷ suất sinh của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ như hiện nay.

   Tại hội thảo, đã nghe các đồng chí lãnh đạo, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trình bày các nội dung như Tổng quan thực trạng và xu hướng mức sinh thấp tại Việt Nam do TS. Phạm Vũ Hoàng - Phó Cục trưởng Cục Dân số trình bày; Phát triển bền vững về Dân số của Việt Nam 2023-2050; Nguy cơ, thời cơ và giải pháp đồng bộ do GS.TS Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội Khóa 15, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày; Tổng quan các chính sách can thiệp về mức sinh thấp trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam do TS. Wassana Im-em - Văn phòng UNFPA khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trình bày; Chính sách sinh sản: Các ví dụ và thực hành tốt từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các khu vực khác do ThS. Natascha Braumann - Giám đốc chính sách toàn cầu, ngành hàng Sinh sản, Tim mạch và Nội tiết, Merk, KGaA; Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh thấp tại Hàn Quốc do GS.TS. Cho Youngtae - Trưởng Y tế Công cộng, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh thấp tại Pháp do GS.TS. Samir Hamamah - Bệnh viện Đại học Montpellier, Pháp; Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh thấp tại Nhật Bản do TS. Hayashi Reiko - Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản; Các yếu tố ảnh hưởng đến số con mong muốn ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp của Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh - Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXHVN;  Dự phòng và điều trị vô sinh để đảm bảo quyền sinh con của phụ nữ: Từ chính sách đến cuộc sống do ThS. BS. Đinh Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ,Trẻ em, Bộ Y tế trình bày.

   Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Thanh Dũng - Cục trưởng cục Dân số cho biết, bên cạnh những lợi thế, cơ hội mà thành tựu giảm sinh trong thời gian qua mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức mới nảy sinh. Công tác dân số của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong gần 40 năm đổi mới. Việt Nam chính thức đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 khi TFR = 2,09 con/phụ nữ và duy trì trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế của Việt Nam chưa thực sự bền vững, mức sinh còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, xuất hiện xu hướng mức sinh xuống thấp. Tổng tỷ suất sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, giảm từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022) và năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện xu hướng kết hôn muộn, không muốn kết hôn, không muốn sinh con, sinh muộn, sinh ít, sinh thưa ngày càng cao, đặc biệt ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển, như thành phố Hồ Chí Minh xuống đến mức số con trung bình của phụ nữ là 1,32 con.

Ông Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số phát biểu tại Hội thảo.

(Nguồn ảnh: Internet)

   Nếu theo vùng kinh tế - xã hội, nước ta hiện có 2/6 vùng là Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, trong đó Đông Nam Bộ số con trung bình là 1,47 con. Theo các tỉnh, thành phố, có tới 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước. Đa số là những tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh. Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số,… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

   Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách cũng như thực thi chính sách ở cấp Trung ương, địa phương về thực trạng và xu hướng mức sinh tại Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến số con mong muốn của các cặp vợ chồng ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; tham khảo quan điểm, chính sách ứng phó với mức sinh thấp của các nước trên thế giới và bộ công cụ chính sách, thực tiễn mức sinh cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ đó đưa ra những định hướng chung trong xây dựng chính sách nhằm duy trì mức sinh thay thế của Việt Nam./.

Toàn cảnh Hội thảo.

(Nguồn ảnh: Internet)

 

Lệ Minh - Quang Trung (Khoa TTGDSK)
Các tin khác
Xem theo ngày