Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.148.057
Truy cập hiện tại 916

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc kháng sinh
Lượt đọc 2100Ngày cập nhật 19/09/2024

Thuốc kháng sinh là một loại thuốc vô cùng quan trọng trong được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc ngăn không cho chúng sinh sôi và lây lan. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do virus chẳng hạn như bệnh cúm, thủy đậu hay sốt xuất huyết dengue. Thực tế, nhiều bệnh nhiễm trùng nhẹ được hệ thống miễn dịch trong cơ thể loại bỏ mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu thuốc kháng sinh không được kê đơn và uống đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và tình trạng kháng kháng sinh.

 

1. Tác dụng phụ hay gặp

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, thuốc kháng sinh cũng không phải là ngoại lệ. Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc các sinh vật khác hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh xảy ra như một phản ứng không mong muốn xảy ra ngoài tác dụng điều trị mong muốn của thuốc kháng sinh bạn đang dùng. Những ảnh hưởng này có thể bao gồm từ phản ứng dị ứng nhẹ đến phản ứng phụ nghiêm trọng và gây suy nhược. Khi được sử dụng một cách thích hợp, hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều tương đối an toàn với ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể cản trở khả năng uống hết thuốc của bạn. Trong những trường hợp này, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

Một vài tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

1.1. Đau dạ dày

Nhiều loại thuốc kháng sinh gây khó chịu cho dạ dày hoặc các tác dụng phụ khác về đường tiêu hóa, bao gồm: Buồn nôn, nôn, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, ăn mất ngon, khó tiêu.

Hầu hết các tác dụng phụ sẽ tự hết khi bạn ngừng thuốc.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của đường tiêu hóa có thể do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong đường ruột của bạn như:

Có máu hoặc chất nhầy trong phân

Tiêu chảy nặng

Đau quặn bụng dữ dội hoặc đau

Sốt

Nôn mửa không kiểm soát

Kháng sinh macrolid, cephalosporin, penicilin và fluoroquinolon có thể gây khó chịu cho dạ dày hơn các loại kháng sinh khác.

Nhiều loại thuốc kháng sinh gây khó chịu cho dạ dày hoặc các tác dụng phụ khác về đường tiêu hóa

Nhiều loại thuốc kháng sinh gây khó chịu cho dạ dày hoặc các tác dụng phụ khác về đường tiêu hóa

1.2. Nhiễm nấm

Thuốc kháng sinh được chỉ định để tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng đôi khi chúng lại tiêu diệt những vi khuẩn tốt bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm nấm như lactobacillus trong âm đạo giúp kiểm soát loại nấm tự nhiên có tên là Candida. Kết quả là nhiều người sử dụng kháng sinh bị nhiễm nấm ở âm đạo, vòm họng.

Các triệu chứng của nhiễm nấm bao gồm:

Ngứa âm đạo, sưng và đau

Đau và cảm giác nóng bỏng khi giao hợp và khi đi tiểu

Tiết dịch âm đạo bất thường, thường có màu trắng xám và vón cục

Sốt và ớn lạnh

Một lớp phủ dày màu trắng trong miệng và cổ họng

Đau khi ăn hoặc nuốt

Các mảng trắng trên cổ họng, má, vòm miệng hoặc lưỡi

Mất vị giác

1.3. Nhạy cảm với ánh nắng

Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, chẳng hạn như tetracycline, cơ thể bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và có thể làm da bạn dễ bị cháy nắng hơn. Hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng sẽ hết sau khi bạn uống xong thuốc kháng sinh.

Trong khi dùng kháng sinh, bạn nên:

Tránh tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài

Luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng, SPF cao khi ra nắng

Mặc quần áo bảo vệ khi ra ngoài nắng.

1.4. Sốt

Sốt là tác dụng phụ thường gặp ở nhiều loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh. Sốt do sử dụng thuốc có thể xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào, nhưng chúng phổ biến hơn với những nhóm kháng sinh sau:

Beta-lactam

Cephalexin

Minocycline

Sulfonamide

Sốt là tác dụng phụ thường gặp ở nhiều loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh

1.5. Đổi màu răng và xương

Ước tính cho thấy 3-6% những người dùng tetracyclin xuất hiện vết ố trên men răng của họ. Sự ố vàng này không thể hồi phục ở người lớn vì không có sự thay răng và mọc lại.

Vết ố cũng có thể xuất hiện trên một số xương. Tuy nhiên, xương liên tục tự tái tạo, do đó, các vết ố của xương do kháng sinh thường có thể phục hồi được.

1.6. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc thông thường tương tác với một số loại kháng sinh nhất định

Thuốc ngừa thai (chỉ có thể xảy ra với rifamycins)

Thuốc kháng axit

Thuốc kháng histamine

Vitamin tổng hợp và một số chất bổ sung, đặc biệt là những loại có nhiều kẽm, sắt và canxi

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chữa bệnh vẩy nến

Thuốc trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc lợi tiểu

Thuốc chống nấm

Thuốc tiểu đường

Thuốc giãn cơ

Steroid

Thuốc điều trị bệnh Parkinson

Cyclosporine

Lithi

Retinoids và vitamin A bổ sung

Thuốc điều trị cholesterol , bao gồm cả statin

Thuốc trị đau nửa đầu

Thuốc chữa bệnh gút

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

2. Tác dụng phụ nghiêm trọng

2.1. Sốc phản vệ

Trong một số trường hợp hiếm, kháng sinh có thể gây ra phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng là sốc phản vệ. Các dấu hiệu bao gồm:

Nhịp tim nhanh

Phát ban hoặc phát ban đỏ, ngứa

Cảm giác bất an và kích động

Cảm giác ngứa ran và chóng mặt

Buồn nôn, nôn nghiêm trọng

Ngứa và phát ban trên các phần lớn của cơ thể

Sưng tấy dưới da

Sưng miệng, cổ họng và mặt

Thở khò khè nghiêm trọng, ho và khó thở

Ngất xỉu

Huyết áp thấp

Co giật

Sốc phản vệ thường diễn biến rất nhanh có khi ngay tại thời điểm tiêm thuốc hoặc trong vòng 15 phút đến 1 tiếng sau khi tiêm thuốc kháng sinh. Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bởi vậy luôn dùng liều kháng sinh đầu tiên tại cơ sở y tế.

2.2. Phản ứng máu

Một số loại kháng sinh có thể gây ra những thay đổi trong máu của bạn.

Ví dụ: Giảm bạch cầu là sự giảm số lượng bạch cầu. Nó có thể dẫn đến tăng nhiễm trùng.

Một thay đổi khác là giảm tiểu cầu. Điều này có thể gây chảy máu, bầm tím và làm chậm quá trình đông máu.

Thuốc kháng sinh beta-lactam và sulfamethoxazole gây ra những tác dụng phụ này thường xuyên hơn.

Một số loại kháng sinh có thể gây ra những thay đổi trong máu của bạn

2.3. Vấn đề tim mạch

Trong những trường hợp hiếm, một số loại kháng sinh có thể gây ra các vấn đề về tim như nhịp tim không đều hoặc huyết áp thấp.

Thuốc kháng sinh thường có liên quan đến các tác dụng phụ này là Terbinafine, erythromycin và một số fluoroquinolon như ciprofloxacin.

2.4. Viêm gân

Viêm gân là tình trạng viêm hoặc kích ứng của gân (những sợi dây dày gắn xương với cơ và chúng có thể được tìm thấy trên khắp cơ thể bạn.

Thuốc kháng sinh như ciprofloxacin đã được báo cáo là có thể gây viêm gân hoặc đứt gân.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc các vấn đề về gân khi dùng một số loại kháng sinh. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ bị đứt gân cao hơn bao gồm:

Bị suy thận hiện tại

Đã được ghép thận, tim hoặc phổi

Đã từng có vấn đề về gân

Đang dùng steroid

Người cao tuổi > 60 tuổi

2.5. Co giật

Rất hiếm khi kháng sinh gây co giật , co giật thường xảy ra hơn khi dùng kháng sinh ciprofloxacin, imipenem và cephalosporin như cefixime và cephalexin.

2.6. Hội chứng Stevens - Johnson

Hội chứng Stevens-Johnson là một bệnh hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng, là một rối loạn da và niêm mạc. Hội chứng này là một phản ứng có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kháng sinh. Nó xảy ra thường xuyên hơn với các thuốc kháng sinh như beta-lactam và sulfamethoxazole.

Thông thường, hội chứng Stevens-Johnson bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như sốt hoặc đau họng. Các triệu chứng này có thể được theo sau bởi mụn nước và phát ban gây đau lan rộng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Sốt

Ho

Sưng mặt hoặc sưng lưỡi

Đau khoang miệng và vùng cổ họng

2.7. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Một số vi khuẩn đã phát triển đề kháng với thuốc kháng sinh. Một số bệnh nhiễm trùng do một dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh không đáp ứng với bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào hiện có.

Một số vi khuẩn đã phát triển đề kháng với thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng kháng thuốc có thể nặng và có khả năng đe dọa tính mạng.

Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh bao gồm:

Tuân thủ việc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Luôn dùng hết tất cả các liều kháng sinh được kê đơn ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất

Không bao giờ dùng thuốc kháng sinh được kê cho người khác

Không bao giờ dùng thuốc kháng sinh quá hạn hoặc cũ

Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết đối với các bệnh nhiễm khuẩn

Không sử dụng thuốc kháng sinh cho các triệu chứng của cảm cúm thông thường, chẳng hạn như sổ mũi, ho hoặc thở khò khè

Tránh sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc trong thời gian dài trừ khi cần thiết

Trả lại thuốc kháng sinh không sử dụng cho hiệu thuốc hoặc bỏ chúng vào thùng rác thông thường

Không bao giờ xả thuốc kháng sinh không sử dụng hoặc thừa xuống bồn cầu hoặc cống

Không bao giờ bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên thuốc hoặc viên thuốc kháng sinh

Tránh trái cây và nước trái cây, sữa và rượu trong 3 giờ sau khi uống một liều kháng sinh

2.8. Suy thận

Thận có nhiệm vụ loại bỏ độc tố, bao gồm cả thuốc ra khỏi máu và cơ thể qua nước tiểu. Thuốc kháng sinh có thể quá tải với thận của bạn và làm hỏng thận ở những người bị bệnh thận.

Khi con người già đi, thận của họ cũng tự nhiên trở nên kém hiệu quả hơn. Các bác sĩ thường sẽ kê đơn cho những người lớn tuổi hoặc những người bị bệnh thận với liều lượng thuốc kháng sinh thấp hơn.

2.9. Viêm đại tràng do Clostridium difficile

Clostridium difficile, hoặc C. difficile, là một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào ruột già và gây ra viêm đại tràng do Clostridium difficile , một bệnh nhiễm trùng gây viêm ruột và tiêu chảy nghiêm trọng.

Viêm đại tràng do C-difficile là một thách thức để điều trị vì vi khuẩn này kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện có.

Các trường hợp viêm đại tràng do C-difficile nặng, mãn tính hoặc không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Để được tư vấn cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com, drugs.com

Từ khóa: thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng thuốc, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh

 

BS Lê Quang Vũ - Phòng KHTC - TTKSBT Tỉnh
Các tin khác
Xem theo ngày