Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.990.143
Truy cập hiện tại 1.344

Chung nhan Tin Nhiem Mang

16.9 hưởng ứng “Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozone”.
Lượt đọc 496Ngày cập nhật 16/09/2024

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm, nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ozone tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.

 

     Tầng Ozone có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất của chúng ta. Dù chỉ là một lớp không khí không quá dày nhưng nó đóng vai trò bảo vệ Trái Đất khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài, đặc biệt là hấp thụ các tia độc hại chiếu xuống từ Mặt Trời.

     Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: thủng tầng ozon đồng nghĩa với việc các tia độc hại từ ánh nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất, con người sẽ tiếp xúc với các tia này nhiều hơn. Điều này làm phá vỡ hệ miễn dịch gây ra nhiều bệnh như ung thư da, đục thủy tinh thể, cháy nắng, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và lão hóa nhanh.

     Tác động tới hệ động - thực vật: khi bị chịu ảnh hưởng nhiều bởi tia cực tím, lá cây sẽ bị hư hại nhanh chóng, cản trở quá trình quang hợp của cây cối. Cây chậm phát triển, giảm năng suất, hiện tượng mất mùa diễn ra thường xuyên hơn. Không chỉ vậy, suy giảm Ozone còn khiến cho cây cối bị chết hàng loạt, ảnh hưởng đến sự sống của loài người và động vật trên trái Đất.

     Sự suy giảm của tầng Ozone khiến cho khả năng sinh sản và tăng trưởng của các loại sinh vật biến bị suy giảm nặng nề. Đặc biệt là đối với các sinh vật biển sẽ bị giảm hệ miễn dịch một cách nghiêm trọng. Các tia tử ngoại cũng khiến cho các sinh vật phù du bị tiêu diệt dần. Trong chuỗi thức ăn thủy sản, sinh vật phù du xuất hiện ở trên cao. Nếu sinh vật phù du giảm số lượng do phá hủy tầng Ozone, chuỗi thức ăn biển sẽ bị phá vỡ theo nhiều cách.

     Nguyên nhân thủng tầng Ozone được bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp kéo theo một lượng khổng lồ khí thải được xả thẳng ra môi trường mỗi ngày. Các chất thải công nghiệp bao gồm các loại khí độc như: CO2, Nito, Metan,… vẫn được đào thải ra mỗi trường hàng ngày với nồng độ vô cùng lớn. Đây đều là những chất gây ra ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng Ozone.

 

     Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020, bảo vệ tầng ozon là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ozon, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời, nội dung bảo vệ tầng ozon bao gồm:

     - Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon mà nước Việt Nam là thành viên.

     - Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ozon trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng.

     - Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ozon, chất thân thiện khí hậu.

     Mọi người, các tổ chức, các chủ nhà máy, cơ sở sản xuất hãy tích cực hưởng ứng Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozone, nhằm đóng góp vào sự thành công của Nghị định thư Montreal, đồng thời bảo vệ sự sống, bảo vệ loài người, bảo vệ các loài động/thực vật trên Trái Đất này.

 

 

Chí Hùng (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem theo ngày