Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.990.143
Truy cập hiện tại 1.390

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn hộ gia đình phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ"
Lượt đọc 485Ngày cập nhật 19/09/2024

      Theo thống kê của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ghi nhận rét đậm, rét hại liên tiếp. Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên hứng chịu hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài nhiều tháng; sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là tại Cà Mau.

      Mỗi gia đình cần chủ động lập kế hoạch tại gia đình theo phương châm "4 tại chỗ":

      1. Chỉ huy tại chỗ.

      2. Lực lượng tại chỗ.

      3. Phương tiện, vật tư tại chỗ.

      4. Hậu cần tại chỗ.

      Hướng dẫn hộ gia đình chuẩn bị theo phương châm "4 tại chỗ"

      1. Chỉ huy tại chỗ:

      Người đứng đầu gia đình nắm rõ thông tin, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

      2. Lực lượng tại chỗ:

      Nhân lực là các thành viên trong gia đính. Có sự phân công sắp xếp nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình.

      Có sự phân công các thành viên trang bị một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để có khả năng phòng tránh và ứng phó với một số loại hình thiên tai nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở địa phương.

      Chủ hộ, thành viên chủ lực trong gia đình người có sức khỏe cần cân nhắc kỹ khi có các chuyến đi xa (có thể hoãn hoặc trở về nhà nếu cần) để cùng gia đình ứng phó với thiên tai

      Chuẩn bị nhân lực:

      - Chằng chống nhà cửa phòng giông lốc, áp thấp nhiệt đới, bão.

      - Trong nhà có người biết bơi

      - Có hiểu biết và công tác tổ chức di dời, sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm do bão, lũ, ngập lụt...

      3. Phương tiện, vật tư tại chỗ:

      Trang thiết bị thông tin, liên lạc (điện thoại, số điện thoại khẩn cấp, tivi, radio,...)

      Phương tiện vận chuyển, cứu hộ (xe máy, thuyền bè, cuốc xẻng, thừng chão,...)

      Trang thiết bị, dụng cụ tích trữ lương thực thực phẩm, nước uống

      Trang thiết bị bảo hộ, phòng hộ (mũ bảo hiểm, giầy, ủng,...)

      Trang thiết bị chiếu sáng (đèn pin, nến, bật lửa, ắc quy,...)

   

Thông tin liên lạc, số điện thoại khẩn cấp

      Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị bao gồm:

      - Trang thiết bị, công cụ cung cấp thông tin (Bản đồ phân vùng thiên tai: Bão, bão mạnh, siêu bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, xâm nhâp sạt lở; Các công cụ truyền tin)

      - Phương tiện vận chuyển và cứu hộ (Phương tiện vận chuyển người và tài sản: Xe đạp, xe máy, xe do gia súc kéo; tàu, thuyền….)

      - Trang thiết bị, công cụ chống nắng nóng (Quạt điện, quạt tay, mũ nón, ô dù …)

      - Thiết bị, công cụ chằng chống nhà cửa (Thang, đinh, búa, cuốc, xẻng, dây thừng, bạt, bao cát, tre cây, cột gỗ, …)

      - Ngoài ra tàu thuyền trước khi ra biển phải chuẩn bị các điều kiện về an toàn theo quy định của các cơ quan chức năng.

      4. Hậu cần tại chỗ

      Chuẩn bị nhu yếu phẩm bao gồm: Lương thực, thực phẩm; Thuốc y tế; Nước uống, nước sinh hoạt.

Chuẩn bị nhu yếu phẩm

      Chuẩn bị lương thực, thực phẩm đủ dùng cho các thành viên trong gia đình (tối thiểu 07 ngày) bao gồm:

      - Lương thực, thực phẩm: Gạo, mỳ ăn liền, lương khô, rau củ, quả, thực phẩm khô

      - Nước: Nước uống, nước sinh hoạt (tối thiểu 10 ngày). Thuốc sát khuẩn, khử trùng, làm sạch nguồn nước (CloraminB, viên lọc nước Aquatas …)

      - Cơ số thuốc hoặc tủ thuốc gia đình với một số loại thuốc, vật phẩm thông dụng phục vụ sơ cứu ban đầu như bông băng, thuốc cầm máu, sát trùng và chữa các bệnh thông thường như ho, sốt, cảm cúm, đau bụng tiêu chảy, nhức đầu ...; 

      Để chủ động ứng phó khi có thiên tai xảy ra, người dân cần:

      1. Theo dõi dự báo, cảnh báo, cập nhật diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh.

      2. Chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong ít nhất 7 ngày.

      3. Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao.

      4. Xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

      5. Gia cố, chằng chống nhà cửa; Cắt tỉa cành cây; Tháo biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; Đảm bảo an toàn công trình đang thi công.

      6. Gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm; Tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

      7. Đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, bảo vệ lồng, bè thủy sản; Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền đã neo đậu, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.

      8. Lưu các số điện thoại cứu hộ, cứu nạn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

      9. Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

      Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Hàng năm, Việt Nam phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai, với cường suất lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng góp phần giảm đáng kể thiệt hại đến đời sống, sản xuất, kinh doanh, sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái do thiên tai gây ra./.

ThS. Trần Bá Thanh - TTKSBT
Các tin khác
Xem theo ngày