Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.113.548
Truy cập hiện tại 335

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hưởng ứng “Ngày Toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt 2.11”.
Lượt đọc 489Ngày cập nhật 01/11/2024

     I-ốt là vi chất dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng, rất cần thiết cho quá trình hình thành, tăng trưởng phát triển thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. I-ốt giúp con người phát triển não bộ, hệ thần kinh và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung I-ốt từ bên ngoài. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và ở trẻ em thiếu I-ốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và hệ miễn dịch.

 

 

     Thiếu I-ốt làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây nên bệnh Bướu cổ:

     Việt nam nằm trong vùng thiếu I-ốt, nhiều năm trước đây, tình trạng Bướu cổ thường gặp ở các vùng miền núi. Tuy nhiên thực tế thiếu I-ốt tồn tại ở tất cả các vùng miền, từ miền núi đến thành thị vùng đồng bằng và cả vùng ven biển.

     Thiếu I-ốt gây giảm khả năng phát triển trí tuệ, chỉ số thông minh, chậm phát triển thể chất, gây suy dinh dưỡng trẻ em… Phụ nữ có thai/cho con bú, trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu I-ốt cao. Thực phẩm vẫn là nguồn cung cấp I-ốt chủ yếu, I-ốt có nhiều trong các loại: Rau chân vịt (rau bina hoặc cải bó xôi), rau cần, cá/tôm/cua, muối biển, cải thảo, trứng gà, rau cải xoong, khoai tây, bầu dục…

     I-ốt rất cần cho sự tổng hợp hóc môn tuyến giáp giúp phát triển xương, não bộ và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Thiếu hụt i-ốt xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ mang thai không được bổ sung đủ I-ốt sẽ làm tăng nguy cơ tai biến sản khoa, dễ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ. Người lớn thiếu I-ốt dễ bị bướu cổ, thường xuyên mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém.

     

     Thường xuyên sử dụng muối và các chế phầm có bổ sung I-ốt để tăng cường sức khỏe:

     Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP):

     - Việc sử dụng các gia vị/thực phẩm thiết yếu như muối/nước mắn/nước tương (xì dầu), bánh/kẹo, bột mỳ, bột bắp, bột gạo… có bổ sung I-ốt  là biện pháp đơn giản, rẻ tiền, đạt độ bao phủ cao, là giải pháp can thiệp thiếu I-ốt nhanh, hiệu quả nhất, kinh tế nhất.

     - Cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn, đưa các loại thực phẩm có nhiều I-ốt vào khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt đối với các trẻ nhỏ, các bà mẹ mang thai/cho con bú là giải pháp lâu dài và bền vững nhất.

     Ở nước ta công tác phòng chống thiếu I-ốt được triển khai khá hiệu quả, nên khắc phục nhanh chóng, kịp thời “nạn đói tiềm ẩn” do thiếu hụt I-ốt, hạn chế khá rõ rệt các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nòi giống, đồng thời tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, trí tuệ, năng lực lao động, cuộc sống khỏe mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ cho người dân và đất nước Việt Nam.../.

 

 

Chí Hùng (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem theo ngày