Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.146.239
Truy cập hiện tại 123

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Lượt đọc 10637Ngày cập nhật 02/04/2016

Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 với mục tiêu khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

 

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 115 bé nam/100 bé nữ; giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng 107 bé nam/100 bé nữ sau năm 2025…

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Đề án nêu ra các giải pháp chủ yếu như: Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Nâng cao hiệu lực thực hiện những quy định của pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh… và đặc biệt là các chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Cụ thể, nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng sinh con một bề gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn; cho cha mẹ sinh con một bề gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

 

NLĐ tại cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm

Theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương quy định, chủ cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ phải tổ chức khám sức khỏe cho chính mình và những người tham gia trực tiếp sản xuất định kỳ ít nhất 01 lần/năm tại cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp. Các Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ phải lưu giữ đầy đủ hồ sơ khám sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động tại cơ sở sản xuất.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/04/2016.

 

Chế độ với người đăng ký, khám nghĩa vụ quân sự

Công dân đi khám, đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS) được thanh toán tiền xe; tiền ăn hoặc hưởng nguyên lương nếu thuộc cơ quan Nhà nước là nội dung nổi bật tại Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Tương tự, công dân không thuộc cơ quan Nhà nước được đảm bảo tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh; được thanh toán tiền tàu xe đi, về theo quy định. Trong đó, thời gian đi, về và thực hiện đăng ký NVQS hoặc khám, kiểm tra sức khỏe từ 04 giờ trở lên trong 01 ngày được tính là cả ngày, dưới 04 giờ được tính là 1/2 ngày.

Cũng theo Nghị định này, công dân đã đăng ký NVQS khi dời khỏi nơi cư trú từ 3 tháng trở lên phải làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 08/04/2016;

 

 

Các tin khác
Xem theo ngày