Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.161.003
Truy cập hiện tại 387

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hưởng ứng “Ngày Lương thực Thế giới” và “Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển”.
Lượt đọc 1345Ngày cập nhật 16/10/2024

Ngày 16/10 là “Ngày Lương thực thế giới”, chủ đề năm 2024 được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra “Quyền có thực phẩm để có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn". Tại Việt Nam “Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển” được Bộ Y tế phát động từ ngày 16 - 23/10/2024 có chủ đề “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”.

 

 

     Lương thực - Thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Nó chứa nhiều loại chất hữu và cung cấp các chất thiết yếu giúp duy trì sự sống, vận động và phát triển thể chất một cách toàn diện nhất cho con người. Chúng gồm các các nhóm: Tinh bột/đường, chất xơ (Gluxit, còn gọi là Carbohydrate); Chất đạm (Protein); Chất béo (Lipid) và nhóm Vitamin/khoáng chất/vi chất:

     - Tinh bột/đường, chất xơ cung cấp nguồn năng lượng chính cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

     - Chất béo có vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nhờ có chất béo, cơ thể con người mới hấp thụ các loại vitamin tan trong dầu,  còn giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, duy trì sức khỏe của da và tóc.

     - Chất đạm là một trong các thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Chúng tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.

     - Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.

     Chủ đề “Quyền có thực phẩm để có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn", (tiếng Anh là: “Right to foods for a better life and a better future"), nhằm hướng tới việc đảm bảo và duy trì lượng lương thực/thực phẩm và khẩu phần ăn hàng ngày cho mỗi một cá nhân và cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại mỗi hộ gia đình, cộng đồng để có một cuộc sống về thể chất và tinh thần tốt đẹp hơn trong tương lai.

 

     Bộ Y tế phát động chủ đề “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”, trong “Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển” năm 2024, nhằm mục đích kêu gọi các địa phương, cơ quan, ban ngành, đoàn thể tập trung vào việc truyền thông và triển khai có hiệu quả các mục tiêu của “Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, giai đoạn 2020 – 2025”, bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng để đến được với đông đảo người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

     Theo FAO, An ninh lương thực (ANLT) là sự bảo đảm của mỗi quốc gia về diện tích đất canh tác, nguồn dự trữ, cung cấp lương thực cho người dân, không để tình trạng thiếu lương thực và nạn thiếu đói. ANLT là trạng thái mà mọi người có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ, mọi lúc mọi nơi, để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động. ANLT còn được tiếp cận theo cấp độ: cá nhân/gia đình, địa phương/vùng miền, quốc gia, khu vực/toàn cầu. ANLT không chỉ đề cập từ phía cung ứng mà còn đề cập đến khâu phân phối và khả năng tiếp cận, …

     Để đạt được mục tiêu về AN lương thực và AN dinh dưỡng, mỗi một quốc gia phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:

- Cần sự sẵn có về lương thực, đó là, sự bảo đảm nguồn cung lương thực đầy đủ mọi lúc, mọi nơi.

- Cần bảo đảm khả năng tiếp cận với lương thực và sự ổn định của lương thực.

- Cần có sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng, thể hiện qua hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng và vệ sinh trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu dùng.

 

     Theo đó, vận động khuyến khích mọi người, mọi nhà:

- Phát triển mô hình Vườn - Ao - Chuồng tạo nguồn thực phẩm sẵn có, dồi dào, đa dạng, an toàn và giàu dinh dưỡng.

- Tổ chức tốt bữa ăn gia đình, bữa ăn học đường đảm bảo cân đối, đủ dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn.

- Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng hợp lý 1.000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện về tầm vóc và trí tuệ.

- Gia đình, cộng đồng và xã hội đảm bảo an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh và duy trì hoạt động thể lực hằng ngày để phòng, chống thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm…/.

 

 

Chí Hùng (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày