Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.161.003
Truy cập hiện tại 241

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Những việc cần làm để gia đình đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Lượt đọc 2172Ngày cập nhật 19/09/2024

     Hàng năm, từ tháng 9 đến tháng 11, thời tiết có nhiều thay đổi cực đoan, nguy hiểm, diễn biến khó lường, thường xảy ra bão tố, lũ lụt làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, có khi dẫn đến những thiệt hại, mất mát về tài sản về con người. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại, mất mát do bão lũ gây nên, mọi người, mọi nhà nên chú ý đến các biện pháp an toàn.

 

     Phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo an toàn trong lũ lụt tại các hộ gia đình:  

     1/ Chỉ huy tại chỗ:  Người đứng đầu trong hộ gia đình phải dự tính trước những vấn đề có thể xảy khi có lũ/lụt. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong gia đình những việc cần làm. Kiểm tra, chuẩn bị các nhu yếu phẩm thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Chỉ đạo, hướng dẫn người trong gia đình ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xãy ra.

     2/ Lực lượng tại chỗ: Huy động lực lượng trong gia đình là những người có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn để có thể hỗ trợ, ứng phó những tình huống xấu, bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho các thành viên trong gia đình, sẵn sàng hỗ trợ cho láng giềng và chính quyền địa phương khi được huy động.

     3/ Phương tiện, vật tư tại chỗ:  Phải chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cá nhân, phương tiện di dời như: áo phao, thuyền, xuồng, ghe, bè… và các thiết bị khác đảm bảo an toàn cho gia đình khi đến nơi tạm trú, tạm tránh.

     4/ Hậu cần tại chỗ: Phải chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu như: nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, chất đốt, ánh sáng đảm bảo đủ dùng cho gia đình mình càng dài càng tốt, nhưng ít nhất là 7 ngày.

 

     Các biện pháp đảm bảo an toàn, chủ động ứng phó trước/trong lũ lụt:

     - Thường xuyên theo dõi/cập nhật thông tin cảnh báo tình hình bão lũ tại nơi đang sinh sống qua các phương tiện loa phát thanh, truyền hình, mạng internet…

     - Dự trữ nguồn nước uống, lương thực/thực phẩm để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.

     - Dự trữ nguồn chất đốt, chuẩn bị đèn chiếu sáng (ga, dầu, đèn sạc, đèn pin, nến, đèn dầu…)

     - Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

     - Có phương án đảm bảo an toàn cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai sắp sinh nở, người mắc bệnh mãn tính.

     - Kê đồ đạc lên nơi cao ráo, di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị lên cao hoặc ra khỏi khu vực dễ bị ngập lụt.

     -  Chằng chống, gia cố lại mái nhà, hệ thống cửa sổ, cửa kính để tránh gió lùa.

     - Kiểm tra vị trí cắt hệ thống điện trong nhà, để ứng phó khi cần thiết.

     - Thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có thể thu hoạch để giảm thiểu thiệt hại.

     - Có kế hoạch, chủ động sơ tán khỏi vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét.

     - Đề phòng lũ/lụt xảy ra ban đêm. Mở lối thoát hiểm trong nhà

     - Không sử dụng nguồn nước bẩn, thức ăn bị ôi thiu, hư hỏng do ngâm nước lụt.

     - Thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để trẻ em nghịch nước tại các nơi nguy hiểm như: gần cầu, cống thoát nước, nơi dòng nước chảy mạnh, nơi ngập đầu trẻ, không cho trẻ lội nước, ngâm nước, nghịch nước lâu.

     - Không lội bộ, bơi, vớt củi, đánh cá hoặc chạy xe qua cầu cống có nước đang chảy xiết, không di chuyển qua các vùng đang sạt lở, có nguy cơ sạt lở.

     - Nghiêm túc chấp hành lệnh sơ tán của chính quyền địa phương.  

 

Thực hiện: Chí Hùng.
Các tin khác
Xem tin theo ngày