Tìm kiếm tin tức
Viêm gan B và mối quan hệ với PrEP
Lượt đọc 91Ngày cập nhật 19/06/2024

Viêm gan B lây lan từ người này sang người khác theo nhiều cách. Bạn có thể mắc bệnh do quan hệ tình dục với người bị bệnh hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm. Virus này cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Một tỷ lệ nhỏ những người mắc viêm gan B có thể lây sang cho người khác ngay cả khi các triệu chứng của bệnh biến mất.

 

Các nhóm sau đây nên được kiểm tra virus viêm gan B:

  • Những người sinh ra ở những khu vực có HBV là đặc hữu
  • Quan hệ tình dục đồng giới
  • Người dùng thuốc tiêm tĩnh mạch (cả người dùng hiện tại và người dùng cũ)
  • Bất cứ ai bị bệnh thận mãn tính HIV
  • Phụ nữ có thai
  • Các thành viên gia đình và bạn tình của những người nhiễm HBV (ngay cả khi tình dục chỉ xảy ra trong một lần)
  • Quan hệ tình dục với nhiều người trong vòng 6 tháng
  • Những người sử dụng thuốc khiến hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu.
  • Người bị viêm gan C
  • Trẻ sinh ra từ những bà mẹ có HBV.

Mặt khác, việc kiểm tra viêm gan định kỳ thường không được khuyến khích trừ khi bạn có các triệu chứng hoặc dấu hiệu (như xét nghiệm máu có liên quan đến tình trạng gan bất thường ).

Thường ở giai đoạn đầu mắc viêm gan, bạn sẽ không thể nhận ra bởi không có sự xuất hiện của triệu chứng nào hoặc có thể không có chẩn đoán chính xác vì bệnh thường có các dấu hiệu giống với cúm. Theo đó, các triệu chứng thường gặp nhất ở những người mắc viêm gan, bao gồm:

  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng.

Bạn cần được bác sĩ kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm gan. Nếu bạn không được điều trị, bạn có nguy cơ cao bị xơ gan, đây là một tổn thương nghiêm trọng của gan. Nếu bạn bè hoặc thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh, bạn cũng cần được kiểm tra. Có khả năng cao bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dùng PrEP có chứa Tenofovir-TDF hoặc viên kết hợp Tenofovir/TDF 300mg- Emtricitabine/FTC 200mg) bằng đường uống với liều dùng hàng ngày (1viên/ngày).

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, PrEP không được chỉ định dùng đối với người có viêm gan B vì trong thành phần của thuốc PrEP có TDF (Tenofovir disoproxil fumarate) là thuốc điều trị hiệu quả và đã được phê duyệt đối với viêm gan B. Nếu sử dụng PrEP một thời gian, sau đó ngừng lại thì có nguy cơ khiến viêm gan B trở nên trầm trọng. Vì thế trước khi được chỉ định dùng PrEP cần xét nghiệm máu để biết có nhiễm virut viêm gan B hay không. Nếu có thì cần khám chuyên khoa để xác định xem bạn có chỉ định điều trị viêm gan B không. Nếu không có chỉ định điều trị viêm gan B, thì có thể sử dụng PrEP theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

 

Phùng Thị Bảo Châu – Khoa Phòng, chống HIV/AIDS
Các tin khác
Xem tin theo ngày