Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu sở Y tế Thừa Thiên Huế.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/5/2022 Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 với các mục tiêu:
- Mục tiêu 1: Thực hiện chế độ ăn đa dạng, hợp lý và an ninh thực phẩm cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng theo vòng đời, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao, người bệnh.
- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu 3: Kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây, các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành.
- Mục tiêu 4: Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu 5: Tăng cường nguồn lực thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp.
Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2022-2024 gồm các nội dung:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, thực thi chính sách, cơ chế về dinh dưỡng; Những vấn đề dinh dưỡng ưu tiên cần giải quyết cho bà mẹ thời kỳ tiền mang thai, dinh dưỡng 1000 ngày vàng (1000 ngày đầu đời), tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, tình trạng SDD nặng cấp tính ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu/vùng xa/vùng đặc biệt khó khăn, vệ sinh, nước sạch và môi trường.
- Phối hợp liên ngành, vận động xã hội, tranh thủ các nguồn lực tài trợ, hỗ trợ, cung cấp các hoạt động trợ giúp, các sản phẩm dinh dưỡng lợi cho sức khỏe, cung ứng thực phẩm an toàn có tính chất đặc thù vùng/miền, dân tộc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về dinh dưỡng, tăng cường truyền thông vận động đến các nhóm hoạch định chính sách để đưa các nội dung về công tác dinh dưỡng vào các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện tại các cấp tỉnh/huyện/xã.
- Củng cố năng lực quản lý điều hành, đào tạo chuyên môn, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dinh dưỡng đảm bảo tính bền vững, đặc biệt là mạng lưới chuyên trách, nhân viên Y tế thôn bản, cán bộ làm công tác dinh dưỡng lâm sàng.
- Tổ chức triển khai các hoạt động, giải pháp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng về can thiệp dinh dưỡng. Hướng dẫn cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, Nâng cao chất lượng can thiệp dinh dưỡng thiết yếu cho những đối tượng có nguy cơ cao, tại trường học, tại bệnh viện...
- Thực hiện công tác quản lý, theo dõi, đánh giá, giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin...
- Đảm bảo nguồn lực, bố trí nguồn ngân sách địa phương, nguồn bảo hiểm y tế, vận động nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo kinh phí triển khai các hoạt động dinh dưỡng theo kế hoạch.../.