Tìm kiếm tin tức
5 loại vắc xin mà người trưởng thành cần tiêm ngoài phòng bệnh COVID và Cúm
Lượt đọc 514Ngày cập nhật 08/07/2024

Nhiều người trưởng thành tự mãn về việc tiêm chủng, tin rằng ngoài việc tiêm phòng vắc xin ngừa COVID và Cúm hàng năm, họ đã có tất cả các mũi tiêm chủng cần thiết khi còn nhỏ và thanh thiếu niên. Nhưng người trưởng thành cũng cần vắc xin, đặc biệt nếu họ đã bỏ lỡ những liều vắc xin trước đó. Và đặc biệt là những người lớn tuổi có sức khỏe kém, có thể được hưởng lợi từ các loại vắc xin mới hơn không có trong lịch tiêm chủng thời thơ ấu.

 

 

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả

             Ủy ban Tư vấn về thực hành Tiêm chủng (ACIP) của CDC Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Nhiều người thậm chí không có hồ sơ tiêm chủng đáng tin cậy." Các bác sĩ chăm sóc/bác sĩ gia đình chính là người lý tưởng để yêu cầu bệnh nhân người lớn cập nhật tình trạng tiêm chủng của họ đối với các loại vắc xin cũ hơn và nhận những vắc xin mới hơn nếu cần. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân người lớn đều muốn cập nhật việc tiêm chủng của họ.

               Sự do dự về vắc xin ở nhiều người trưởng thành ngày càng gia tăng do một số loại vắc xin mới đã được khuyến nghị trong những năm gần đây. Với sự phổ biến của các bệnh như viêm phổi, bệnh zona và tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến chúng, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên tận dụng mọi cơ hội để thảo luận về việc tiêm chủng với bệnh nhân, từ thăm khám sức khỏe đến thăm bệnh viện.

Khuyến cáo hiện tại: Các loại vắc xin chính được khuyến cáo cho người lớn, bên cạnh các mũi tiêm phòng cúm và COVID, là dành cho vi rút hợp bào hô hấp (RVS); bệnh zona; bệnh phế cầu; sởi, quai bị và rubella (MMR); và uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap). Ít phổ biến hơn, nên tiêm vắc xin tăng cường cho MM và viêm gan khi hiệu giá được chứng minh là thấp.
 
               Lịch tiêm chủng dành cho người lớn năm 2024 (theo CDC Hoa Kỳ).

Vắc xin

Chữ viết tắt

Tên thương mại

COVID-19 vaccine

1vCOV-mRNA

Comirnaty®/Pfizer- BioNTech COVID-19 Vaccine

Spikevax®/Moderna COVID-19 Vaccine

1vCOV-aPS

Novavax COVID-19 Vaccine

Haemophilus influenzae type b vaccine

Hib

ActHIB®
Hiberix®
PedvaxHIB®

Hepatitis A vaccine

HepA

Havrix®
Vaqta®

Hepatitis A and hepatitis B vaccine

HepA-HepB

Twinrix®

Hepatitis B vaccine

HepB

Engerix-B®
Heplisav-B®
PreHevbrio®
Recombivax HB®

Human papillomavirus vaccine

HPV

Gardasil 9®

Influenza vaccine (inactivated)

IIV4

Many brands

Influenza vaccine (live, attenuated)

LAIV4

FluMist® Quadrivalent

Influenza vaccine (recombinant)

RIV4

Flublok® Quadrivalent

Measles, mumps, and rubella vaccine

MMR

M-M-R II®
Priorix®

Meningococcal serogroups A, C, W, Y vaccine

MenACWY-CRM

Menveo®

MenACWY-TT

MenQuadfi®

Meningococcal serogroup B vaccine

MenB-4C

Bexsero®

MenB-FHbp

Trumenba®

Meningococcal serogroup A, B, C, W, Y vaccine

MenACWY-TT/MenB-FHbp

Penbraya

Mpox vaccine

Mpox

Jynneos®

Pneumococcal conjugate vaccine

PCV15

Vaxneuvance

PCV20

Prevnar 20

Pneumococcal polysaccharide vaccine

PPSV23

Pneumovax 23®

Poliovirus vaccine

IPV

Ipol®

Respiratory syncytial virus vaccine

RSV

Arexvy®
Abrysvo

Tetanus and diphtheria toxoids

Td

Tenivac®
Tdvax™

Tetanus and diphtheria toxoids and acellular pertussis vaccine

Tdap

Adacel®
Boostrix®

Varicella vaccine

VAR

Varivax®

Zoster vaccine, recombinant

RZV

Shingrix

 
*Tiêm vắc xin được khuyến cáo nếu tiền sử tiêm chủng không đầy đủ hoặc không rõ. Không bắt đầu lại hoặc thêm liều vào loạt vắc xin nếu khoảng cách giữa các liều kéo dài.
               Những bổ sung mới nhất trong lịch tiêm chủng bao gồm vắc xin RSV, vắc xin mpox (Jynneos), vắc xin kết hợp MenACWY-MenB mới (Penbraya) và công thức vắc xin COVID cập nhật mới giai đoạn 2023-2024.
 
 
1. Vắc-xin virus hợp bào hô hấp
               Có hai loại vắc xin RSV được cấp phép là Arexvy và Abrysvo. Lịch trình của CDC khuyến nghị tiêm vắc xin RSV một liều cho người lớn từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt là những người có nguy cơ nhiễm vi rút cao.
               Các tình trạng sức khỏe mãn tính có liên quan đến nguy cơ mắc RSV nghiêm trọng cao hơn bao gồm bệnh tim phổi, tiểu đường, rối loạn thận, gan và huyết học, cũng như khả năng miễn dịch bị tổn hại, tuổi già và tình trạng suy yếu.
 
2. Vắc-xin phòng bệnh zona
               Bệnh zona có thể tiềm ẩn biến chứng đau dây thần kinh lâu dài sau herpes (PHN), chiếm khoảng 10% -18% bệnh nhân, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. ACIP khuyến nghị hai liều vắc xin zoster tái tổ hợp (Shingrix) cho cá nhân từ 50 tuổi trở lên. Những người từ 19 tuổi trở lên có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc điều trị y tế nên tiêm 02 liều vắc xin tái tổ hợp vì họ có nguy cơ mắc bệnh zona và các biến chứng của bệnh cao hơn, bao gồm các vấn đề về thần kinh, nhiễm trùng da và mắt.
 
3. Vắc-xin phòng phế cầu khuẩn
               Có ba loại vắc xin ngừa phế cầu khuẩn đã được phê duyệt: PCV15 (Vaxneuvance), PCV20 (Prevnar20) và PPSV23 (Pneumovax23). Tuy nhiên, ACIP khuyên nên lựa chọn tiêm một liều PCV20 để hoàn thiện khả năng bảo vệ và mang lại trí nhớ miễn dịch tốt hơn.
               Lịch trình ACIP khuyến nghị tiêm chủng chống lại mầm bệnh phế cầu cho tất cả người lớn tuổi và tất cả người lớn có nguy cơ mắc bệnh:
               - Nên tiêm PCV15 hoặc PCV20 thường quy cho những người từ 65 tuổi trở lên chưa bao giờ tiêm bất kỳ loại vắc xin liên hợp phế cầu khuẩn nào hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng trước đó. 
               - Nếu sử dụng PCV15 thì phải dùng PPSV23. 
               - Những người từ 65 tuổi trở lên nên tiêm PPSV23 ngay cả khi họ đã tiêm một hoặc nhiều liều vắc xin phế cầu khuẩn trước khi bước sang tuổi 65.
               - Nên tiêm chủng thêm cho những người trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh từ 19-64 tuổi đã tiêm cả PCV13 và PPSV23 nhưng chưa có tình trạng tiêm chủng đầy đủ. Những người này nên hoàn thành loạt vắc xin phế cầu khuẩn bằng cách tiêm một liều PCV20 duy nhất trong khoảng thời gian ít nhất 5 năm sau liều vắc xin phế cầu khuẩn cuối cùng hoặc nhiều hơn một liều PPSV23.
 
4. Vắc xin sởi, quai bị, rubella và thủy đậu
               Hai loại vắc xin MMR đã được phê duyệt là MMR IIPRIORIX. Vắc xin thứ ba, ProQuad (bổ sung thêm bệnh thủy đậu).
               Người lớn thiếu bằng chứng chắc chắn về khả năng miễn dịch nên tiêm ít nhất một liều vắc xin kết hợp MMR.
               Khuyến cáo tiêm hai liều cách nhau ít nhất 28 ngày cho người lớn đến những nơi có nguy cơ lây truyền bệnh sởi hoặc quai bị cao như nhân viên y tế, sinh viên đang học đại học và khách du lịch quốc tế. 
             Phụ nữ dự định mang thai nên tiêm phòng trước nhưng không nên tiêm trong mỗi lần mang thai. (Vắc xin này an toàn trong thời kỳ cho con bú.) Và những người trong độ tuổi sinh đẻ không có bằng chứng chắc chắn về khả năng miễn dịch nên tiêm ít nhất một liều vắc xin MMR.
 
5. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà
               Người lớn chưa từng chủng ngừa Tdap trước đó nên tiêm một liều Adacel hoặc Boostrix, sau đó tiêm nhắc lại cứ sau 10 năm. Boostrix được khuyên dùng cho người lớn trên 64 tuổi.
               Trong mỗi lần mang thai, phụ nữ nên tiêm một liều Tdap duy nhất, tốt nhất là vào tuần thai từ 27 đến 36.
               Đối với giai đoạn ngay sau sinh, Tdap chỉ được khuyến cáo cho những bà mẹ chưa tiêm vắc xin này trong thời kỳ mang thai hiện tại và chưa từng tiêm một liều nào trước đó. Nếu một phụ nữ không tiêm Tdap trong thời kỳ mang thai hiện tại nhưng đã tiêm một liều Tdap trước đó thì không cần Tdap sau sinh./.
Người dịch: Ths.BsCKII Nguyễn Lê Tâm (theo WHO)
Các tin khác
Xem tin theo ngày