Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.145.204
Truy cập hiện tại 3.273

Chung nhan Tin Nhiem Mang

14.11 Hưởng ứng “Ngày Thế giới Phòng chống Đái tháo đường”.
Lượt đọc 600Ngày cập nhật 14/11/2024

    Ngày Thế giới phòng, chống Đái tháo đường (World Diabetes Day) 14/11, được Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động vào năm 1991, nhằm đối phó với sự gia tăng nhanh chóng số người mắc Đái tháo đường trên toàn thế giới. Ngày này cũng là ngày sinh của Frederick Banting nhà khoa học người Canada, cùng với Charles Best phát hiện ra Insulin vào năm 1922. Năm 1923 công trình khám phá và phân lập ra hormone tuyến tụy Insulin điều trị bệnh Tiểu đường đoạt được giải Nobel.

 

     Năm nay 2024, chủ đề của Ngày Đái tháo đường Thế giới là “Breaking Barriers Bridging Gaps” tạm dịch “Phá vỡ rào cản, thu hẹp khoảng cách ”. Chủ đề nhằm nhấn mạnh tác động của bệnh đái tháo đường đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người và tầm quan trọng của việc quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả và cách thức cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề toàn cầu này.

     Chủ đề này cũng nhằm mục đích giáo dục, kêu gọi mọi người và kêu gọi các tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các tổ chức trên toàn cầu, các quốc gia tạo điều kiện tốt hơn về cơ hội, cơ sở hạ tầng, nhân lực và hỗ trợ tài chính để nâng cao giáo dục về bệnh tiểu đường nhằm đạt được nỗ lực chung của WHO và các tổ chức khác để hoàn thành mục tiêu bao phủ bệnh tiểu đường vào năm 2030, bao gồm:

    - 80% số người mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán

    - 80% số người được chẩn đoán mắc bệnh sẽ được kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt hơn.

    - 100% người mắc bệnh tiểu đường loại 1 được dễ dàng tiếp cận với Insulin và có phương tiện tự quản lý lượng đường trong máu phù hợp.

 

     Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh không lây nhiễm, nhưng rất phổ biến trên toàn cầu. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, ước tính hiện nay có khoãng 540 triệu người mắc Đái tháo đường trên toàn cầu. Với tỷ lệ cứ 10 người ở độ tuổi từ 20 - 79 thì có 1 người mắc bệnh Đái tháo đường, đặc biệt, có tới 50% người mắc bệnh không được chẩn đoán.

     Theo Cục Y tế Dự phòng và Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tại Việt Nam hiện có khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh ĐTĐ. Trong đó, số được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35%; số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Hơn 55% bệnh nhân hiện đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch, gần 40% có biến chứng về mắt và về thần kinh, 24% biến chứng về thận.... Theo dự báo, số bệnh mắc ĐTĐ trên toàn Thế giới và tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

     Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh Tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường, do cơ thể thiếu hụt về tiết Insulin hoặc đề kháng với Insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa Đường, Đạm, Mỡ, Chất khoáng trong cơ thể.

     Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia. Biến chứng của ĐTĐ thường để lại những di chứng/hậu quả khá nặng nề như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, gây mù lòa, suy thận, suy giảm sinh lý, cắt cụt chi…

 

     Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ: bao gồm di truyền, thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động, béo phì, ĐTĐ thai kỳ. Chế độ ăn giàu đường và chất béo kèm theo lười vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh một cách đáng kể.

     Dấu hiệu nhận biết về ĐTĐ: khát nước/uống nhiều, mau đói/ăn nhiều, đi tiểu nhiều lần, xét nghiệm đường trong nước tiểu tăng cao, giảm cân, người mệt mõi, nhìn mờ, xuất hiện các vết nám hoặc tê bì chân tay, vết thương lâu lành…

     Việc thay đổi lối sống là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh ĐTĐ. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc, cùng với việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh cũng rất quan trọng, việc phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân có thời gian để điều chỉnh lối sống và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

     Phòng chống bệnh ĐTĐ bao gồm các biện pháp:

     1. Kiểm soát/giảm cân nặng;

     2. Tăng cường vận động thể lực;

     3. Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;

     4. Ăn chất béo lành mạnh, hạn chế ;

     5. Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng); 

     6. Nói không với thuốc lá;

     7. Uống rượu với liều lượng vừa phải;

     8. Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể;

     9. Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tái khám theo định kỳ…

 

 

 

Chí Hùng (Tổng hợp)
Các tin khác