Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.161.003
Truy cập hiện tại 1.493

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Lượt đọc 18596Ngày cập nhật 12/10/2016

Tình trạng Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở nước ta hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Mặc dù, trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nhìn chung có giảm trên qui mô toàn quốc nhưng ở vùng dân tộc miền núi, nơi có đông các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì tình trạng này vẫn còn cao. Để giảm thiểu tình trạng này  Đảng và nhà nước, các ban ngành, đoàn thể, các địa phương cần có nhiều chủ trương chính sách để tiến hành vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện một số giải pháp đồng bộ nhằm  nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam. 

 

Tảo hôn là hiện tượng kết hôn của hai người nam và nữ khi họ chưa đủ tuổi kết hôn theo qui định của pháp luật.

Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân giữa người nam và người nữ có cùng dòng máu trực hệ.

Tình trạng tảo hôn đã ảnh hưởng đến thể chất, tâm sinh lý nhất là các em gái, khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện,việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe cả bố, mẹ và con cháu.

Hôn nhân cận huyết thống đã tạo ra các gen bệnh như: Bạch tạng, mù màu, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là bệnh tan máu bẩm sinh. Những căn bệnh này làm suy kiệt sức khỏe, dẫn tới suy thoái nòi giống của cả một dòng họ, một dân tộc.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thường xảy ra ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, nơi có đông đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu... sinh sống. Từ năm 2015 đến đầu năm 2016, có tổng cộng 20 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó có 19 trường hợp là tảo hôn và 1 hôn nhân cận huyết thống. Huyện miền núi A Lưới có 14 trường hợp và huyện Nam Đông là 6 trường hợp. Độ tuổi xảy ra tình trạng này từ 15-19 tuổi với đa số là các em nữ.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đó là: Nhận thức về công tác dân số của người dân chưa cao, phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số còn lạc hậu, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân và hiệu quả công tác tuyên truyền còn hạn nhiều chế đã tác động làm gia tăng tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, nhất là đối với nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số.

Ghi chú: Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau:

- Sở Y tế tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, huy động mạng lưới cán bộ, công tác viên y tế, kế hoạch hóa gia đình tại cơ sở tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết, kết hợp qua biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền, phổ biến, hoạt động tư vấn, can thiệp y tế, thực hiện các biện pháp dân số, kế hoạch hóa gia đình trong các chương trình, đề án được phê duyệt (Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số- kế hoạch hóa gia đình..) và trong quá trình triển khai các hoạt động  liên quan đến lĩnh vực chuyên môn quản lý.

- Tuyên truyền sâu rộng về nội dung tảo hôn và hôn nhân cận huyết, ảnh hưởng  của nó đối với sức khỏe cộng đồng cũng như chất lượng dân số qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng báo cáo viên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để nhân rộng mô hình và nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

- Phối hợp với ngành dân số- KHHGĐ tiến hành xây dựng các mô hình cấp thôn, bản và cấp xã về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hàng năm sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

- Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tổ chức chính trị- xã hội, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những thủ tục lạc hậu, phòng và chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để giảm thiểu nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, Ngành y tế tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương chỉ đạo công tác tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tổ chức các hội thảo, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt nhóm để cung cấp thông tin, kiến thức về việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình; nguy cơ, hậu quả của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; tuyên truyền về kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản những người vị thành niên, thanh niên; đưa nội dung dân số - kế hoạch hóa gia đình trong đó có cam kết không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào Hương ước làng, thôn, bản văn hóa, tiêu chuẩn gia đình văn hoá... 

- Lồng ghép nội dung giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết vào trong quá trình tư vấn và khám sức khỏe cho khách hàng. Tổ chức các buổi truyền thông về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên ở các trường học và các câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh.

 


 

 

Khoa NH- VTN
Các tin khác