Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.147.571
Truy cập hiện tại 662

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Lượt đọc 12235Ngày cập nhật 02/12/2017

         Theo báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế xã hội tháng 11 năm 2017, thì trong tháng 11/2017, cả nước có 13,4 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Tính chung 11 tháng  năm 2017, cả nước có gần 95 nghìn trường hợp mắc bệnh này.

           Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.

          Bệnh do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Tất cả những người chưa từng bị bệnh Tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng không phải ai bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện bệnh.

Biểu hiện của bệnh Tay chân miệng ở lòng bàn tay của trẻ (Ảnh st)

          Bệnh Tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn. Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi chúng có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn.

          Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng đang có xu hướng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ sẽ xuất hiện các ổ dịch bộc phát. Do đó, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm chùm ca bệnh/ổ dịch tại cộng đồng cũng như tại trường học và các nhóm trẻ gia đình để kịp thời xử lý, nhất là vào thời gian năm học mới bắt đầu.

          Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cộng đồng thực hiện các biện pháp sau:

         1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

         2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.

         3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

         4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

         5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

         6. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

         Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế học đường – Sở Giáo dục Đào tạo kiểm tra, giám sát hoạt động và tăng cường truyền thông về phòng, chống bệnh Tay chân miệng, đặc biệt khu vực trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học để phát hiện sớm các ổ dịch.

Ths Nguyễn Văn Cương (Tổng hợp)
Các tin khác