Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.692.986
Truy cập hiện tại 881

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Sử dụng huyết thanh kháng dại trong chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại
Lượt đọc 406Ngày cập nhật 28/02/2024

1. Tình hình bệnh dại và tử vong do mắc dại trên người

Theo báo cáo tổng kết tình hình bệnh dại năm 2023 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tích lũy đến hết tháng 12/2023 cả nước đã ghi nhận 82 người tử vong do bệnh dại (trong đó có 81/82 trường hợp không tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại, 01 trường hợp tiêm vắc xin nhưng không tiêm huyết thanh kháng dại), tăng 12 trường hợp so với năm 2022. Tỷ lệ tử vong do bệnh dại chủ yếu là do người dân không đi tiêm phòng dại khi bị súc vật cắn, việc quản lý và tiêm phòng dại trên súc vật còn thấp, tập quán nuôi chó thả rông nên số người bị động vật cắn phơi nhiễm với bệnh dại ở mức cao.

Năm 2024, theo thống kê báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/02/2024 cả nước đã có 17 ca tử vong do nghi dại/mắc dại ở 13 tỉnh thành, tăng 8 ca so với cùng kỳ năm 2023. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, theo thống kê từ Phòng tiêm chủng dịch vụ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, từ đầu năm 2024 đến nay đã có 363 ca đến tiêm vắc xin dại, trong đó có 114 ca có chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại, chưa ghi nhận ca tử vong do bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi-rút, lây truyền từ chó, mèo sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của lên trên da bị tổn thương. Thời gian ủ bệnh thông thường là từ 1-3 tháng sau khi bị súc vật cắn, thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi-rút xâm nhập. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.

2. Huyết thanh kháng dại (SAR) là gì?

Huyết thanh kháng dại là một dung dịch không màu hoặc màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ huyết thanh ngựa chứa kháng thể kháng vi-rút dại. Huyết thanh kháng dại (SAR) có tác dụng tạo miễn dịch thụ động, làm chậm sự lan tỏa của vi- rút dại và bảo vệ được người bệnh cho tới khi kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vắc xin.

Huyết thanh kháng dại (SAR) được dùng trong trường hợp cho các đối tượng bị phơi nhiễm với vi-rút dại như tiếp xúc với súc vật (chó, mèo..) đã xác định hoặc nghi ngờ mắc dại.

3. Huyết thanh kháng dại được dùng trong trường hợp nào:

           - Bệnh nhân bị chó dại cắn.

           - Súc vật có triệu chứng ốm, nghi mắc dại.

           - Vết cắn, cào gần vùng thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ.

           - Vết cắn, cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục .

           - Đa vết thương, vết thương tổn thương sâu…

           - Chó chạy rông, mất tích không theo dõi được.

Bệnh nhân được chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại ngay tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế

4. Tóm tắt chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại của Bộ Y tế

(Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014)


Huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc xin

5. Tác dụng không mong muốn của huyết thanh kháng dại SAR

Một số tác dụng không mong muốn đối với người bệnh dại sau khi tiêm huyết thanh kháng dại gồm:

- Tại chỗ: Tổn thương loét hay căng cứng cơ có thể xảy ra ở vị trí tiêm. Phản ứng có thể tự khỏi trong vòng 3 ngày.

- Toàn thân: có thể sẽ sốt nhẹ, nổi  mề đay, ban đỏ, phù nề, đau khớp và mệt mỏi.

- Hiếm gặp: Choáng, sốc phản vệ, viêm khớp, viêm thận.

- Biểu hiện phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay tức thời sau khi tiêm huyết thanh, sau vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí sau 10 ngày.

Bệnh nhân bị nổi mẫn sau khi tiêm huyết thanh kháng dại

Để huyết thanh kháng dại phát huy tối đa tác dụng thì người bị súc vật cắn cần phải tiêm đúng thời điểm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ tiêm vắc xin phòng dại của bác sĩ. Việc tiêm đúng liều, đúng thời điểm đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị dự phòng bệnh dại.

Hiện nay, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế đã có đầy đủ vắc xin dại và huyết thanh kháng dại để tiêm dự phòng cho người dân khi bị súc vật cắn.

BS CKI. Phan Thị Hồng Nhạn
Các tin khác
Xem tin theo ngày