Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.686.814
Truy cập hiện tại 316

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Điểm báo từ ngày 11 đến 17 tháng 8 năm 2020
Lượt đọc 1872Ngày cập nhật 17/08/2020

Điểm báo từ ngày 11 đến 17 tháng 8 năm 2020

 

Tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 

         Tiếp theo Công điện số 1158/CĐ-BCĐQG ngày 27/7/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Công điện 1212/CĐ-BYT ngày 03/8/2020, nhằm tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh số người nhiễm Covid-19 trên cả nước tăng nhanh, nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rất cao; Bộ Y tế - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (BCĐQG) điện đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

1.Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục rà soát, củng cố và thực hiện thật nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành, khẩn trương khắc phục ngay các vấn đề tồn tại khi phát hiện các nguy cơ không an toàn trong công tác phòng chống dịch. Lập danh sách và theo dõi tất cả nhân viên y tế, người bệnh và các trường hợp có liên quan đến các thông báo khẩn của Bộ Y tế.

2. Tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm và thực hiện cách ly kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng phát hiện muộn các trường hợp mắc bệnh.

 3. Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát: chủ động thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; việc triển khai Công điện 1158/CĐ-BCĐQG, Công điện 1212/CĐ-BYT và Quyết định số 3088/QĐ-BYT ban hành “Bộ Tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc. Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm khi phát hiện việc không thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh.

            Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3492/QĐ-BYT ngày 08/08/2020 thành lập 05 đoàn kiểm tra và sẽ tiến hành kiểm tra công tác phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các địa phương. Đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ Y tế.

https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieu-hanh/-/asset_publisher/DOHhlnDN87WZ/content/tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-va-ay-manh-cac-bien-phap-phong-

Có hay không ứng dụng Bluezone xâm phạm riêng tư của người dùng?

          Thống kê của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho thấy, số lượng người cài đặt ứng dụng Bluezone đang tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc. Tính đến 11h ngày 16/8/2020, số lượt tải ứng dụng Bluezone là 18,7 triệu.

        Tuy nhiên, có một số ít băn khoăn về tính bảo mật của ứng dụng và liệu Bluezone có xâm phạm thông tin riêng tư của người dùng hay không? Giải đáp vấn đề này, Bộ TT-TT khẳng định: Bluezone chỉ sử dụng bluetooth để ghi nhận tiếp xúc và quyền thông báo cho người dùng. Do đó mọi dữ liệu khác trên điện thoại, Bluezone sẽ không có quyền truy cập được. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc cũng chỉ được lưu trên điện thoại của chính người dùng và cung cấp cho cơ quan y tế với sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp họ là người nghi nhiễm.

Dữ liệu cá nhân và các dữ liệu phát sinh của hệ thống Bluezone sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi các cơ quan chính phủ và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuyệt đối không sử dụng vào các mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.

Bluezone - Giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch COVID-19

Đại diện Cục Tin học hóa cho biết, ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone là ứng dụng do Bộ TT-TT và Bộ Y tế triển khai dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục đích bảo vệ cộng đồng trước đại dịch COVID-19, giảm thiểu các nguy cơ lây lan, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường.

Công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy) của Bluezone sẽ ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh cùng cài đặt và sử dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ cảnh báo nếu người dùng có tiếp xúc gần với ca nhiễm, ca nghi nhiễm hoặc người đã từng tiếp xúc gần với ca nhiễm, ca nghi nhiễm.

Chỉ lưu lịch sử tiếp xúc, không lưu vị trí địa điểm

Theo Bộ TT-TT, Bluezone chỉ lưu lịch sử tiếp xúc mà không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi bạn cài đặt Bluezone trên Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí, điều này là do chính sách của Google khi bật Bluetooth BLE máy sẽ tự động xin quyền vị trí. Tuy nhiên Bluezone không sử dụng tới quyền đó.

"Bluezone sử dụng công nghệ BLE là một công nghệ phổ biến trên thế giới, đã được trải nghiệm thực tiễn. Mọi ứng dụng chạy trên nền tảng iOS hay Android đều phải tuân thủ các quy định kỹ thuật. Do đó ứng dụng này sẽ không ảnh hưởng đến ứng dụng khác đang được sử dụng trên điện thoại của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng Bluezone hàng ngày"- Bộ TT-TT nêu rõ.

Không sử dụng vào các mục đích thương mại

Do sử dụng công nghệ BLE nên dữ liệu tiếp xúc của bạn không bao gồm vị trí, địa điểm. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc chỉ được lưu và bảo mật trên thiết bị của bạn. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc chỉ được sử dụng bởi cơ quan y tế khi có sự đồng ý của bạn hoặc trong trường hợp bạn là ca nghi nhiễm.

Mã Bluezone dùng để trao đổi, ghi nhận lịch sử tiếp xúc của bạn được thay đổi liên tục mỗi 15 phút để đảm bảo tính ẩn danh và chống giả mạo. Mã Bluezone gốc của bạn chỉ được lưu trên thiết bị, không sử dụng để trao đổi. Do đó không có khả năng người khác có thể giả mạo.

Dữ liệu cá nhân và các dữ liệu phát sinh của hệ thống Bluezone sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi các cơ quan chính phủ và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tuyệt đối không sử dụng vào các mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.

Không truy cập ảnh, danh bạ người dùng

Bộ TT-TT nhấn mạnh, Bluezone chỉ sử dụng quyền “truy cập tệp” để ghi lịch sử tiếp xúc vào bộ nhớ của thiết bị. Mặc dù vậy, theo chính sách của Google, bất cứ ứng dụng nào khi yêu cầu quyền “truy cập tệp” thì thiết bị vẫn tự động đề nghị "cho phép truy cập vào ảnh, phương tiện và tệp" ngay cả khi các ứng dụng đó (bao gồm cả Bluezone) không sử dụng các quyền còn lại. Bạn cần cấp quyền để có thể lưu lại lịch sử tiếp xúc. Bluezone hoàn toàn không sử dụng đến những quyền truy cập còn lại trong chính sách của Google.

Bluezone là ứng dụng được phát triển bởi các doanh nghiệp công nghệ số và BKAV chỉ là 1 trong số những đơn vị hỗ trợ xây dựng và vận hành hệ thống, không có quyền khai thác và sử dụng những dữ liệu phát sinh. Hiện nay đã có quy chế quy định rõ về vấn đề này và các giải pháp kỹ thuật kèm theo tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin và an ninh mạng.

Người dùng có quyền lựa chọn đăng ký thông tin cá nhân của mình để được hướng dẫn trợ giúp của cơ quan y tế khi cần thiết (bao gồm số điện thoại). Bằng việc đăng ký thông tin cá nhân, người dùng đồng ý cho cơ quan y tế sử dụng với mục đích phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Máy chủ không lưu trữ mọi dữ liệu lịch sử tiếp xúc cũng như ID của người dùng. Dữ liệu tiếp xúc sẽ chỉ được phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp người dùng là ca nghi nhiễm.

Hơn 40 quốc gia sử dụng công nghệ BLE để quản lý tiếp xúc

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 40 quốc gia sử dụng công nghệ BLE phục vụ quản lý tiếp xúc. Ngoài công nghệ BLE còn có một số giải pháp khác như sử dụng GPS để ghi nhận vị trí, quét mã QRcode để ghi nhận lượt tiếp xúc. Công nghệ BLE mang lại sự tiện dụng cho người sử dụng, bảo mật thông tin cá nhân hơn các giải pháp khác do người dùng hoàn toàn ẩn danh.

Bluezone cũng giống như mọi ứng dụng quản lý tiếp xúc khác (contact tracing) trên thế giới, chỉ ghi nhận các lượt tiếp xúc giữa các thiết bị được cài Bluezone chứ không cho biết tiếp xúc với ai và ở đâu.

Bluezone sẽ duy trì hoạt động kể cả trong trường hợp máy tắt màn hình. Bluezone có thể chạy ngầm, tức chỉ cần bật sẵn trong điện thoại, bạn không cần trực tiếp sử dụng ứng dụng (trực tiếp quét), Bluezone vẫn có thể quét ra những lượt tiếp xúc của bạn.

Cứ mỗi 15 phút mã Bluezone lại thay đổi 1 lần để đảm bảo tính ẩn danh nên nếu các máy điện thoại nào ở gần nhau trong thời gian dài, số lượt tiếp xúc sẽ tăng dần. Bạn cần đảm bảo ứng dụng luôn chạy ngầm và bật bluetooth.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người

Theo các chuyên gia, càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao. Bộ TT-TT, Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân hãy cài Bluezone cho mình và cho 3 người khác.

Để thực hiện việc quản lý tiếp xúc gần, đầu tiên người dùng cần tải về và cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone tại địa chỉ https://www.Bluezone.gov.vn/taiapp

Hướng dẫn cài đặt Bluezone trên điện thoại:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS) gõ từ khoá “Bluezone” trong mục tìm kiếm.

Bước 2: Chọn ứng dụng “Bluezone – Khẩu trang điện tử” của Cục tin học hoá, Bộ TT và TT rồi cài đặt.

Bước 3: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.

https://suckhoedoisong.vn/co-hay-khong-ung-dung-bluezone-xam-pham-rieng-tu-cua-nguoi-dung-n178892.html

COVID-19 tấn công cơ thể mạnh nhất vào thời điểm nào?

      Khi bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt trong ngày thứ 7, thứ 8 và ngày thứ 15 là thời điểm COVID-19 tấn công mạnh nhất vào các cơ quan cơ thể...

Cùng PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội và BSCKII. Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (hiện đang chi viện tại Huế) tìm hiểu cách thức mà COVID-19 tấn công cơ thể - đặc biệt đối với những bệnh nhân nặng.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Những bệnh liên quan đến hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu là bệnh có thể dẫn đến tình trạng tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân bị suy tim, suy thận mạn.

Chính vì vậy, trên nền các cơ quan bị suy chức năng, tình trạng mất cân bằng sẽ xảy ra, chức năng thân suy giảm sẽ có thể dẫn đến chức năng tim không ổn định và có thể dẫn đến rối loạn đông máu.

"Với bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt là trong những ngày thứ 7, 8 và 15, đây là ngày mà virus SARS-CoV-2 tấn công mạnh nhất vào các cơ quan. Gần 50% tử vong do COVID-19 đều liên quan đến chảy máu trong phế nang, chảy máu ở đường tiêu hóa, chảy máu ở đường tiết niệu" - PGS. Hiếu nhấn mạnh..

BSCKII. Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, COVID-19 tấn công vào cơ thể con người thông qua thụ thể trên tế bào có tên gọi là ACE2. Do đó, tất cả các tế bào nào mang điểm tiếp nhận ACE2 đều có nguy cơ bị virus tấn công. Các tế bào mang ACE2 có nhiều ở trong đường hô hấp, trong thận, trong não, tim, gan. Đây chính là điểm đích để virus tấn công.

Một trong những vị trí mà tế bào mang ACE2 nhiều là các vi mạch, các mạch máu, các tế bào thành của mạch máu. Nếu virus tấn công vào các vị trí này, sẽ dẫn đến các phản ứng, và nguy hiểm nhất là đông máu trong các vi mạch đó.

Nếu như đông máu trong vi mạch phổi sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng, nếu như đông máu ở các cơ quan phủ tạng khác thì các tạng này sẽ bị mất tưới máu dẫn tới mất chức năng do không được nuôi dưỡng gây suy đa phủ tạng.

Cũng theo BS. Cấp, bản thân virus SARS-CoV-2 tấn công gây các tổn thương, gây suy đa phủ tạng thì người có hay không có bệnh nền cũng cần được theo dõi điều trị sát sao. Đặc biệt với người có bệnh nền, ví dụ ở người bị suy thận mạn, khi bị virus tấn công sẽ gây ra tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn rất nhiều.

Bản thân virus SARS-CoV-2 đã gây ra một tỷ lệ tử vong nhất định, cộng với các bệnh lý nền mà bản thân nó cũng có nguy cơ dẫn đến tử vong. Hai yếu tố này phối hợp với nhau làm tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền.

Để phòng, chống dịch COVID, Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt các điểm sau đây:
1. Hạn chế đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
2. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2m
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn
5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt tiếp xúc.
6. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.
Liên hệ ngay với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19: http://www.bluezone.gov.vn

Dương Hải

https://suckhoedoisong.vn/covid-19-tan-cong-co-the-manh-nhat-vao-thoi-diem-nao-n178876.html

Lễ ký kết thỏa thuận hỗ trợ tài chính dành cho y, bác sỹ và nhân viên y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID – 19 

       Ngày 13/8/2020, tại Bộ Y tế đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hỗ trợ tài chính dành cho y, bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID – 19 do Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA (AIA Việt Nam) hỗ trợ.

Tham dự Lễ Ký kết có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Ông Wayne Besant, Tổng Giám đốc AIA Việt Nam. Tham dự buổi lễ còn có đại diện các Vụ, Cục (Bộ Y tế); Công đoàn Y tế Việt Nam…

Ông Wayne Besant, Tổng Giám đốc AIA Việt Nam chia sẻ: “Hàng ngàn anh hùng áo trắng luôn ở trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch. Đó là sự hy sinh không thể nào đo đếm được. Với quyết định hỗ trợ tài chính này, chúng tôi muốn bày tỏ sự cảm kích và đồng hành của mình đối với y bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế với hy vọng được chung tay góp sức chiến đấu với đại dịch.”

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đã có những diễn biến mới sau hơn 90 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các chỉ đạo và đạt được các kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thời gian qua. Sự chung tay các tổ chức, cá nhân và toàn dân là nguồn động viên lớn lao đối với các ngành Y tế trên tuyến đầu chống dịch. Ghi nhận sự hỗ trợ của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các điều khoản của thỏa thuận sẽ được triển khai sớm, đảm bảo quyền lợi và động viên cán bộ y tế đang trực tiếp phòng chống dịch.

Với việc gia hạn và mở rộng chương trình hỗ trợ tài chính đối với đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch của AIA Việt Nam sẽ là sự chia sẻ với những rủi ro mà nhân viên y tế, cán bộ tham gia phòng chống dịch đang phải đối mặt. Bảo vệ đội ngũ cán bộ nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch là góp phần đảm bảo sức khỏe người dân cũng như duy trì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.

https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/le-ky-ket-thoa-thuan-ho-tro-tai-chinh-danh-cho-y-bac-sy-va-nhan-vien-y-te-tuyen-au-ph

Lễ Công bố số hóa và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Dược

       Ngày 13/8/2020, tại Bộ Y tế đã diễn ra Lễ Công bố số hóa và Kế hoạch chuyển đổi số ngành dược. Tham dự buổi Lễ, có đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel; Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ (Bộ Y tế)…

       Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: Nhằm phát huy vai trò của CNTT và những cơ hội do kỷ nguyên số mang lại, Đảng, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách sáng suốt, đúng đắn, tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT, nhất là việc xây dựng Chính phủ điện tử. Trong những năm qua, Bộ Y tế rất quan tâm chỉ đạo, dành nguồn lực cho việc đẩy mạnh xây dựng, ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính cũng như hoạt động quản lý của Ngành với mục tiêu phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, góp phần hoàn thành kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử. Hiện tại, Bộ Y tế là một trong số những đơn vị đã hoàn thành kết nối trực tuyến mức độ 4 đối với tất cả các TTHC thực hiện tại Bộ Y tế, một số đơn vị thuộc Bộ đã hoàn thành việc số hóa và đang triển khai xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện việc chuyển đổi số ngành Y tế.

Việc hoàn thành số hóa ngành Dược là nền tảng cơ bản để thực hiện chuyển đổi số trong ngành Dược, qua đó góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cán bộ y tế dễ dàng tiếp cận thông tin về thuốc; đồng thời giúp tăng cường việc quản lý, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho biết đây mới là khởi đầu của giai đoạn mới - giai đoạn đòi hỏi chúng ta phải nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng xử lý công việc. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức, các đơn vị cần tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa; tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

Ngay từ năm 2018, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã thực hiện xây dựng, kết nối, liên thông thành công 13 dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia, song song với việc duy trì các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực công bố mỹ phẩm và xác nhận thông tin quảng cáo thuốc. Đến năm 2019, tiếp tục hoàn thành và đưa vào hoạt động các dịch vụ công trực tuyến phục vụ việc kê khai/ kê khai lại giá thuốc; hoàn thiện từng bước các phần mềm xử lý tác nghiệp đăng ký thuốc, quản lý chất lượng thuốc, quản lý kinh doanh dược để tiến tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực này.

Tính đến 30/6/2020, đã hoàn thành xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 kết nối Cổng dịch vụ công Bộ Y tế đối với toàn bộ 93 TTHC, đạt 100% và đã triển khai kết nối Cơ chế một cửa Quốc gia đối với 15 dịch vụ công trực tuyến. Từ ngày 01/01/2020 đến nay, số hồ sơ được xử lý trực tuyến là 18.027 hồ sơ.

Xây dựng Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia, kết nối, liên thông các cơ sở cung ứng thuốc theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ: Hiện tại, đã hoàn thành kết nối 63/63 tỉnh/thành phố, gần 100% trên tổng số 60.724 cơ sở cung ứng thuốc đã có phần mềm, 60% đã liên thông dữ liệu, quản lý hơn 7,2 triệu đơn thuốc, 26,7 triệu hóa đơn bán hàng, gần 4 triệu phiếu xuất nhập kho. Tháng 8/2019, Ngân hàng dữ liệu ngành Dược (drugbank.vn) đã được khai trương với thông tin tra cứu của hơn 10.000 thuốc. Đến nay đã cung cấp dữ liệu của 15.226 loại thuốc đang được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Đồng thời chuẩn hóa và xây dựng Phần mềm mã định danh cho hơn 23.500 thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng cấp trùng chứng chỉ hành nghề ở các địa phương cũng như giúp các cơ quan quân lý giám sát việc cấp chứng chỉ hành nghề dược, Cục Quản lý Dược đã xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu hành nghề và kinh doanh dược với thông tin về toàn bộ các cơ sở kinh doanh dược (340 cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu, 4.079 cơ sở bán buôn, 61.000 cơ sở bán lẻ thuốc) và 115.080 chứng chỉ hành nghề đã được cấp trên toàn quốc.

Việc hoàn thành số hóa ngành Dược là nền tảng cơ bản để thực hiện chuyển đổi số trong ngành Dược, qua đó góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cán bộ y tế dễ dàng tiếp cận thông tin về thuốc; đồng thời giúp tăng cường việc quản lý, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Từ đầu năm 2020, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp cua dịch COVID-19 trên toàn thể giới, Cục Quản lý Dược đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dụng phần mềm để các cơ sở sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc báo cáo liên tục việc xuất, nhập, tồn cũng như kế hoạch sản xuất, nhập khẩu các thuốc được khuyến nghị sử dụng trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 với 48 hoạt chất. Trong thời gian tới, Cục Quản lý Dược sẽ tiếp tục phát triển phần mềm kết nối tới tất cả các nhà máy để quản lý và có số liệu báo cáo, thống kê của khoảng 700 hoạt chất dùng trong sản xuất thuốc tại Việt Nam.

Bắt đầu từ tháng 01/2020, cho đến nay. Cục Quản lý Dược đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm khởi tạo mã định danh cho từmg loại thuốc. Tới thời điểm này toàn bộ mã định danh đã hoàn thiện và trở thành khối dữ liệu cơ bản, nên tàng của Cục Quản lý Dược cũng như là khối dữ liệu dùng chung cho toàn ngành Y tế trong quá trình chuyển đổi số. Hiện có 23.500 thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực và trong số đó 100% là thuốc kê đơn đã được cấp mã định danh….

Đây không chỉ là dữ liệu của Cục quản lý Dược mà còn là dữ liệu dùng chung của toàn ngành Y tế trong tất cả các hệ thống: Đơn thuốc điện tử, Bệnh án điện tử, Y bạ điện tử, Giảm định thanh toán bảo hiểm y tế cũng như các phần mềm khác đã và đang sử dụng trong ngành Y tế.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel cho biết, Viettel luôn sẵn sàng về công nghệ để đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên việc áp dụng thành công hay không thì không chỉ có nguyên nhân do công nghệ mà phần lớn quyết định thành công là do nhận thức và sự quyết tâm chính trị của đơn vị, của người đứng đầu đơn vị thực hiện chuyển đổi số./.

https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/le-cong-bo-so-hoa-va-ke-hoach-chuyen-oi-so-nganh-duoc?inheritRedirect=false&redirec

Tọa đàm Việt Nam – Hoa Kỳ trao đổi kinh nghiệm và chính sách điều trị bệnh thận giai đoạn cuối trong bối cảnh COVID-19

         Ngày 12/8/2020, tại Bộ Y tế đã diễn ra tọa đàm trực tuyến Bộ Y tế Việt Nam với Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhằm trao đổi kinh nghiệm và chính sách điều trị bệnh thận giai đoạn cuối trong bối cảnh COVID-19.

Tham dự buổi tọa đàm có GS. TS. Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam; Ngài Alex Azar Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ; Bà Melissa Bishop, Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; Lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế của Việt Nam và Hoa Kỳ…

Phát biểu tại buổi tọa đàm, GS. TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cho biết: Đến năm 2019, Việt Nam có khoảng 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ chạy thận nhân tạo cho trên 30.000 trường hợp. Kỹ thuật lọc màng bụng được triển khai từ năm 2004, đến năm 2009 đã có 45 trung tâm/đơn vị lọc màng bụng trong cả nước, với trên 2000 bệnh nhân được lọc màng bụng. Về ghép thận, kể từ trường hợp đầu tiên được ghép vào năm 1992, đến nay số trường hợp ghép thận là 4.441 ca.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 gia tăng trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam, các thống kê và bằng chứng khoa học cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính trong đó bệnh thận giai đoạn cuối bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi tác động của dịch bệnh. Thực hiện giãn cách xã hội, các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 là một thách thức đối với thực hiện dịch vụ chăm sóc thận (lọc máu, lọc màng bụng) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, Trung ương – nơi tập trung các người bệnh nặng, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, suy thận. Cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh thận giai đoạn cuối trong tình hình COVID-19 đang là vấn đề được quan tâm giải quyết.

Ngài Alex Azar Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chúc mừng Việt Nam đã triển khai các biện pháp đáp ứng rất hiệu quả với đại dịch COVID-19. Những biện pháp và Việt Nam triển khai đã trở thành hình mẫu cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương và toàn thế giới.

Bệnh thận vẫn luôn là thách thức cho cả lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng, đang gia tăng ngày càng nhiều trên toàn cầu. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinhHoa Kỳ sẵn sàng chia sẻ về những chính sách và công cụ pháp lý hiệu quả đã được áp dụng để dự phòng suy thận, tăng tỷ lệ lọc màng bụng tại nhà và tăng tỷ lệ ghép thận.

 

Tại buổi tọa đàm giữa Bộ Y tế Việt Nam với Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm nay, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh thận giai đoạn cuối trong bối cảnh COVID-19 cũng như đề xuất chính sách, giải pháp, cách tiếp cận phù hợp trong cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh thận giai đoạn cuối và đồng thời bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh thận giai đoạn cuối.   

“Bệnh thận mạn tính là bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp, là một vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng. Năm 2017, trên toàn cầu tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính là khoảng 9,1%, tỷ lệ tử vong do bệnh thận mạn tính và tim mạch do suy giảm chức năng thận khoảng 4,6% số tử vong và bệnh thận mạn tính trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 12 trên Thế giới.”

https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/toa-am-viet-nam-hoa-ky-trao-oi-kinh-nghiem-va-chinh-sach-ieu-tri-benh-than-giai-oan-

Bộ Y tế khuyến cáo về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch COVID-19

       Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc vừa đưa ra lời khuyên về chăm sóc phụ nữ mang thai trong mùa dịch COVID-19.

Theo đó:

1. Bà mẹ mang thai cần được đảm bảo bữa ăn hàng ngày đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm dưới đây:

- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn.

Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu nhất. Đặc biệt là giai đoạn 03 tháng cuối của thai kỳ khi nhu cầu năng lượng tăng cao cho sự phát triển nhanh của thai nhi.

- Thức ăn giàu đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt đậu đỗ.

Đây là các thực phẩm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, cơ thể khỏe mạnh và phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Các thực phẩm này cũng đồng thời cung cấp các khoáng chất như canxi, phospho giúp hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi, tránh loãng xương cho mẹ. Nên chọn nguyên liệu tươi và nấu chín kỹ trước khi ăn.

- Rau tươi, trái cây tươi các loạilà nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bà mẹ mang thai.

Chúng không những cung cấp khoáng chất và vitamin giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các thực phẩm này cũng đồng thời cung cấp nhiều chất xơ có lợi cho chức năng tiêu hóa của bà mẹ.

- Cần thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm để vừa cung cấp tốt các chất dinh dưỡng vừa tạo sự ngon miệng, nhất là khi bà mẹ bị nghén.

2. Tránh ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp vì chúng thường chứa các chất không có lợi cho sức khỏe như nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chuyển hóa nhưng ít các khoáng chất, vitamin và chất xơ

3. Uống nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể mẹ.

4. Nếu dịch vụ khám thai không bị gián đoạn do dịch bệnh, các bà mẹ cần khám thai định kỳ tại cơ sở y tế để đảm bảo thai phát triển tốt. Cần uống viên sắt - acid folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng đều đặn hàng ngày theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

5. Đồng thời, các bà mẹ mang thai cần thực hành các biện pháp phòng chống mắc COVID-19 trong mùa dịch như:

- Vệ sinh cá nhân, tăng cường vận động, dinh dưỡng hợp lý.

- Thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

- Thực hiện khai báo y tế.

https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-khuyen-cao-che-do-dinh-duong-cho-phu-nu-mang-thai-trong-mua-dich-covid-19-n178833.html

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày