Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.686.814
Truy cập hiện tại 226

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn kiểm tra bàn ghế học sinh hợp vệ sinh
Lượt đọc 1609Ngày cập nhật 17/11/2022

      Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.

      Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã chứng minh, kích thước bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh là nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống và cận thị ở học sinh.

1. Các kích thước cơ bản của bàn ghế

      (1) Chiều cao ghế: là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh trước mặt ghế đến sàn.

      (2) Chiều cao bàn: là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh sau mặt bàn đến sàn.

      (3) Hiệu số chiều cao bàn ghế: là khoảng cách đứng từ mặt trên của bàn đến mặt ghế.

      (4) Chiều sâu bàn: là khoảng cách vuông góc giữa mép trên của cạnh trước và cạnh sau của mặt bàn.

      (5) Chiều sâu ghế: là khoảng cách từ mặt phẳng tựa lưng đến cạnh trước mặt ghế.

      (6) Cự ly lưng: khoảng cách nằm ngang từ mặt tựa lưng đến mép sau của mặt bàn.

      (7) Khoảng trống bàn ghế: khoảng cách thẳng đứng mép dưới của ngăn bàn đến mặt ghế.

      (8) Chiều rộng ghế: là khoảng cách giữa hai cạnh bên của mặt ghế.

      (9)Chiều rộng bàn: là khoảng cách giữa hai mép bên của bàn.

      (10) Chiều rộng tựa lưng ghế.

      (11) Cự ly ngồi: Khoảng cách ngang từ cạnh trước của ghế đến cạnh sau của bàn.

2. Kích thước bàn ghế theo tầm vóc học sinh:

Qui định cỡ số và mã số bán ghế theo nhóm chiều cao học sinh

      - Do học sinh có chiều cao cơ thể khác nhau, nên trong cùng 1 lớp học có thể phải bố trí 2 đến 3 loại bàn ghế.

Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số ± 0,5cm)

3. Kiểu dáng, mầu sắc bàn ghế: Bàn ghế được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi.

      Bàn và ghế rời nhau độc lập. Bàn phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế.

      Ghế có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau phù hợp với lứa tuổi học sinh.

      Các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn.

      Bàn ghế sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh.

4. Vật liệu, kết cấu của bàn ghế:

      Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế  phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực, chịu được nước, không cong vênh, không độc hại.

      Bàn ghế được kết cấu chắc chắn, chịu được sự di chuyển thường xuyên.

      Các ghép nối được liên kết chắc chắn, nhẵn, đẹp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

5. Bố trí bàn ghế trong phòng học:

Cách bố trí bàn ghế trong phòng học thông thường

      Đối với những trường tổ chức học 2 ca ở trong cùng các phòng học thì các lớp học song song được xếp không quá 2 – 3 khối lớp (lớp II xếp cùng phòng học với lớp III, lớp III – IV, lớp IV – V, lớp III – V) để đa số học sinh có thể ngồi học ở những bàn ghế phù hợp về kích thước.

ThS. Trần Bá Thanh - Khoa SKMT-YTTH-BNN, TTKSBT
Các tin khác
Xem theo ngày