Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.823.229
Truy cập hiện tại 273

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Ngày Thế giới PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ - 10/9.
Lượt đọc 2396Ngày cập nhật 08/09/2023

     Ngày 10/9 hàng năm, được chọn làm ngày Thế giới Phòng, chống tự tử (PCTT). Đây là một sáng kiến của Hiệp hội Quốc tế PCTT (IASP) hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức Liên đoàn Thế giới về Sức khỏe Tâm thần, Liên hiệp Sức khỏe Tâm thần toàn cầu nhằm kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về tác hại từ hành vi tự tử, đồng thời thúc đẩy các quốc gia hành động để ngăn chặn việc thực hiện hành vi này.

 

 

     Tự tử là một vấn đề nghiêm trọng diễn ra ở khắp các quốc gia trên thế giới, theo thống kê của WHO, trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 3.000 người chết vì tự tử, cứ mỗi người chết vì tự tử thì có khoảng 20 người tự tử thất bại. WHO cho rằng tình trạng kinh tế khó khăn, gia đình bị đổ vỡ, tình trạng bạo lực, nạn nghiện ngập… là những nguyên nhân chính khiến giới trẻ muốn kết liễu đời mình và đặc biệt ở các nước Châu Á phát triển.

     Tự tử là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính bản thân mình. Việc dẫn đến tự tử có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và nguồn khởi phát là từ suy nghĩ, hành động của cá nhân. Trầm cảm là căn bệnh phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, là một trong những căn nguyên dẫn đến hành vi tự tử ở mọi lứa tuổi. Trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy buồn chán, đau khổ, không có niềm tin, động lực và hứng thú trong cuộc sống. Việc tự tử do các nguyên nhân khác hoặc trầm cảm đều có một điểm chung là thiếu sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và yêu thương…

     Tự tử thường có dấu hiệu được báo trước, vì vậy có thể phòng ngừa và ngăn chặn được. Điều quan trọng là mỗi một cá nhân và mọi người phải luôn quan tâm đến đời sống tinh thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần của bản thân, gia đình và bạn bè để phòng ngừa các bệnh rối loạn về tâm trí, khủng hoảng tâm lý và bệnh tâm thần.

     Để ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả hành vi tự tử là phải phát hiện sớm những dấu hiệu của người có ý định tự tử để kịp thời cứu giúp họ. Ngay sau khi phát hiện người có những bất ổn về tinh thần và các dấu hiệu nghi ngờ, hay có ý định tìm đến cái chết, hãy gần gũi, động viên, giúp họ vượt qua mọi bế tắc, loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực để cân bằng lại cuộc sống. Khuyến khích đưa họ đến cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn, thăm khám, điều trị. Có một tỷ lệ đáng kể những người tự tử thành công mà không được khám ở chuyên khoa tâm thần. Do đó việc tăng cường phát hiện, quản lý những người rối loạn tâm thần trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một bước quan trọng trong ngăn ngừa, phòng chống tự sát.

     Mười dấu hiệu thường thấy ở những người có ý định tự tử:

        1. Nói về tự tử, hay đề cập đến cái chết.

        2. Chuẩn bị các phương tiện để tự tử.

        3. Quan tâm tới cái chết.

        4. Không còn hy vọng về tương lai, lo âu, chán nãn.

        5. Căm ghét, đày đoạn bản thân.

        6. Sắp xếp tư trang và các việc riêng.

        7. Nói những lời tạm biệt.

        8. Không giao tiếp, rút lui khỏi người thân, bạn bè.

        9. Có hành vi khác thường.

       10. Đột ngột thay đổi tâm tính.

 

     Một số lưu ý khi giúp đỡ người có ý định tự tử:

       1. Hãy nói một cách chân thành cho họ hiểu bạn rất quan tâm tới họ, để họ không thấy cô đơn.

       2. Lắng nghe họ nói và khuyên họ trút bỏ những nỗi đau buồn, giận dữ, lo âu.

       3. Hãy điềm tĩnh, chấp thuận những lời họ nói, không phán xét, không tranh luận đúng sai về những gì họ đang nói.

       4. Tạo niềm tin, hy vọng để họ nhận ra rằng căng thẳng, lo âu, trầm cảm chỉ là tạm thời. Chung quanh còn nhiều sự giúp đỡ, nhiều người thân, nhiều việc quan trọng và cuộc sống của họ rất có ý nghĩa.

       5. Tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình, người thân, bạn bè của họ. Liên lạc với các chuyên gia tâm lý, nhân viên y tế để giúp họ có các biện pháp trị liệu phù hợp.

       6. Hãy chủ động, tự tin vào khả năng hỗ trợ của bạn, thường xuyên gọi điện hoặc trực tiếp trò chuyện, thăm hỏi động viên, giúp đỡ họ.

       7. Khuyến khích họ thay đổi lối sống lành mạnh, suy nghĩ lạc quan, ăn ngủ điều độ, động viên họ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, không sử dụng các chất kích thích.

       8.  Cung cấp những thông tin, địa chỉ cần thiết để khi gặp khó khăn, bế tắc họ có thể liên lạc tìm kiếm sự giúp đỡ.

       9. Khuyên họ tránh xa những đồ vật có thể giúp tự tử như dao, kéo, thuốc ngủ, thuốc trừ sâu…

       10. Tiếp tục theo dõi, giúp đỡ kể cả khi họ không còn ý tưởng tự tử nữa. Nói với mọi người chung quanh luôn gần gũi, giúp đỡ để họ luôn cân bằng và ổn định cuộc sống.

    Tự tử là một vấn đề chung của toàn thế giới và của xã hội. Để tình trạng này không xảy ra, chúng ta và mỗi một con người cần yêu thương, quý trọng cuộc sống. Biết bảo vệ bản thân và gia đình, có sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông trước những biến động tâm lý, khó khăn, áp lực trong cuộc sống. Dù trong hoàn cảnh nào, mỗi một cá nhân sống phải có mục tiêu rõ ràng, luôn lạc quan, yêu đời, hướng thiện, cho nhau yêu thương để nhận lại sự quan tâm, chăm sóc, trân trọng của mọi người và đón nhận những giá trị tốt đẹp, cùng nhau xây dựng cuộc sống an bình, hạnh phúc…/.

 

 

Chí Hùng (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem theo ngày