Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.692.986
Truy cập hiện tại 164

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh trong dịp tết Cổ truyền.
Lượt đọc 655Ngày cập nhật 30/01/2024

    Tết Nguyên đán Cổ truyền Việt Nam là dịp mọi thành viên xa gần trong gia đình đoàn tụ, sum họp, quay quần bên mái ấm gia đình. Cũng chính là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của mọi gia đình nhiều nhất, đa dạng nhất. Vì vậy, việc lựa chọn, bảo quản, chế biến đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng mà mỗi người, mỗi nhà phải quan tâm và chú ý, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mọi thành viên trong gia đình dịp nghỉ tết.

 

 

     Những thực phẩm được các gia đình mua sắm và lưu trữ trong các ngày tết thường là: thịt, cá, nem, chả, bánh mứt, trái cây, rau củ, các loại hạt có dầu, đồ gia vị (cả đồ tươi lẫn đồ khô), rượu bia, nước ngọt… Để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, một số cơ sở sản xuất/kinh doanh/chế biến thực phẩm, vì lợi nhuận có thể đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, không an toàn, hàng giả/hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ/nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy các nhà nội trợ cần quan tâm, lưu ý đến các điều sau:

1. Vận dụng các kỹ năng của giác quan để lựa chọn thực phẩm an toàn và trong chế biến thực phẩm :

     - Kỹ năng quan sát bằng mắt (thị giác): thực phẩm rau/củ/quả, cá/thịt phải còn tươi, nguyên không bầm dập/héo úa, màu sắc đặc trưng. Đối với đồ khô thì không bị mốc meo, bao bì đóng gói không bị rách/thủng, có in hạn sử dụng. Đồ đóng hộp không bị móp méo, bị phồng, bị biến dạng...

     - Kỹ năng chạm, sờ bằng tay (xúc giác): rau/củ/quả, thịt/cá phải săn chắc, không mềm nhũn, khi ấn vào có cảm giác mền/dẻo, không bị lún sâu, không có nước rỉ ra. Các sản phẩm như gà/vịt làm sẵn có bơm nước thường nặng hơn và da căng phồng...

     - Kỹ năng ngửi bằng mũi (khứu giác): thịt/cá, hải sản tươi hoặc khô thường có  mùi tanh hoặc thơm của từng loại. Tuyệt đối không mua các loại thực phẩm có mùi hôi thối, mùi lạ, mùi khai/hắc..., ngay cả đồ hộp mới mở ra nếu có mùi cũng nên loại bỏ.

     - Kỹ năng nếm bằng lưỡi (vị giác): lưỡi cho ta nhận biết thức ăn có vị: đắng, chua, chát, cay, mặn, ngọt. Nên cân nhắc khi dùng các thực phẩm quá đắng, cay, chua, mặn. Lưỡi thường có “người bạn đồng hành” đó là mũi, khi mũi “chê” thì chắc chắn lưỡi cũng không hứng thú với loại thức ăn/thực phẩm đó...

     - Kỹ năng lắng nghe bằng tai (thính giác): sản phẩm đóng hộp khi gõ vào nghe tiếng "đanh" là sản phẩm đạt chất lượng, gõ nghe tiếng “bịch bịch" thì có thể là đã hư...

     - Kỹ năng suy nghĩ (tư duy): nên mua vừa phải lượng thực phẩm cần dùng, không nên mua quá nhiều, nếu bảo quản không tốt dễ bị hư hỏng. Nấu thức ăn vừa phải, đủ lượng cho số người ăn, nấu nhiều sẽ gây lãng phí. Bảo quản thực phẩm/thức ăn đúng cách. Kiên quyết đổ bỏ các thức ăn/thực phẩm đã bị hư hỏng, có mùi, ôi thiu, nấm mốc...

 

2. Lựa chọn thực phẩm an toàn:

     - Đối với thực phẩm thịt tươi sống (heo/bò/gà/vịt…): phải có màu sắc tươi tự nhiên và có mùi đặc trưng của từng loại, bề mặt khô ráo không rỉ nước, có độ đàn hồi tốt (khi ấn ngón tay vào không bị rỉ nước, vết lõm trên bề mặt nhanh chóng mất đi). Không mua các loại thịt có mùi hôi, có dấu hiệu bất thường như: có các đốm màu trắng, bị bơm nước, nhuộm màu hoặc ướp tẩm gia vị sẵn…

     - Đối với các loại hải sản (cá/tôm/cua/mực…): tốt nhất là chọn hải sản đang còn sống. Nếu đã chết thì phải chọn những con thịt còn săn chắc, sờ vào cảm giác mềm/dẻo, có độ đàn hồi cao, mang/vảy cá còn khép kín, mắt còn trong, không thay đổi màu sắc, có mùi tanh đặc trưng. Không mua các loại hải sản có mùi hôi, mùi lạ, mùi khai/hắc có thể bị tẩm ướp các hóa chất có hại như ure, hàn the, formol...    

     - Đối với các loại rau/củ/quả: Nên chọn thực phẩm tươi xanh, có màu sắc rất tự nhiên và đặc trưng, còn nguyên vẹn, không bị héo úa, thâm úng, dập nát. Không mua những loại rau có màu xanh quá đậm/quá mướt, các loại củ có kích thước to lớn bất thường rất có thể có chứa chất tăng trưởng. Quan sát cuống lá, cuống/núm quả có bị dính chất lạ, có các đốm lấm tấm, màu trắng hay không. Dùng mũi để ngữi nếu có mùi hóa chất thì không mua. Tốt nhất là mua những sản phẩm có nguồn gốc được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau/củ/quả an toàn từ các đơn vị hoặc có giấy chứng nhận VietGAP có đóng bao gói, có dán nhãn trực tiếp trên bao bì của sản phẩm, có ghi thông tin nhà sản xuất/cung cấp và hạn sử dụng.

    - Đối với loại thực phẩm được đóng gói, đóng hộp sẵn: phải xem sản phẩm bên trong có còn nguyên vẹn không, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng. Nhãn mác phải thể hiện đúng thông tin của sản phẩm, nhà sản xuất, lô sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần chính của sản phẩm và đặc biệt phải có ngày sản xuất và ngày hết hạn dùng. Đối với các loại thực phẩm/nước uống đóng hộp, chọn những sản phẩm còn nguyên vẹn, không  không mua những đồ hộp có vỏ ngoài bị phồng, bị móp/méo hay biến dạng, bị mất ngày sản xuất/hạng sử dụng. Khi mở nắp sản phẩm để sử dụng nếu có mùi hôi/mùi lạ thì vứt bỏ ngay...

     - Đối với các loại ngũ cốc hoặc thực phẩm khô: khi đã thấy bị nấm/mốc thì không nên mua, nhất là trong những loại ngũ cốc có dầu khi bị mốc có thể sản sinh ra nấm aflatoxin, loại nấm này có nguy cơ gây bệnh ung thư cho người dùng.

 

3. Đối với người tiêu dùng

     - Chỉ mua thực phẩm vừa đủ ăn trong những ngày Tết, không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc bị nấm/mốc, hư thối.

     - Thực phẩm đông lạnh đã tan đá/rã đông rồi thì phải chế biến hết, không nên làm đông đá lại, không an toàn có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Không để thực phẩm sống và chín chung cùng một ngăn trong tủ lạnh, nhất là thịt/cá.

     - Dùng riêng dao thớt khi chế biến thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm sống, vì như thế sẽ làm nhiễm bẩn chéo từ đồ sống qua đồ chín.

     - Nấu vừa ăn cho cả nhà, hạn chế để thức ăn đã nấu chín qua đêm, thức ăn càng để lâu dễ bị ôi thiu sẽ gây ngộ độc. Đặc biệt là hải sản và rau xanh, có một số loại khi đã nấu chín nếu để qua đêm sẽ thay đổi thành phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

     - Sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh đôi bàn tay, khăn lau, chén bát, các dụng cụ sơ chế, nấu nướng khi chế biến thực phẩm. Luôn giữ bề mặt chế biến, bếp nấu khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng.

     - Bảo quản, che đậy cẩn thận các thức ăn đã nấu chín bằng hộp giữ thực phẩm, trong tủ kính, lồng bàn, tủ lạnh… để các loài côn trùng, loài gặm nhấm, chó/mèo quậy phá...

     - Không ăn uống quá nhiều, sử dụng rượu/bia chừng mực, không nên quá lạm dụng, không say sỉn làm mất kiểm soát hành vi/lời nói… Khi đã uống rượu/bia không tham gia giao thông…

 

 

 

 

 

 

Chí Hùng (tổng hợp)
Các tin khác
Xem theo ngày