Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.686.814
Truy cập hiện tại 1.047

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Dinh dưỡng thai kỳ "liệu có cần thiết ăn cho 2 người?"
Lượt đọc 9000Ngày cập nhật 29/09/2015

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí eLife đã chỉ ra rằng phụ nữ có thể không cần “ăn cho 2 người” trong suốt thai kỳ vì cơ thể sẽ đáp ứng với việc hấp thu nhiều năng lượng hơn từ cùng một lượng thức ăn. Những phát hiện này cũng có thể giúp ích cho việc giải thích tại sao một số phụ nữ phải nỗ lực giảm cân sau khi sinh.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy hệ tiêu hoá của rất nhiều loài động vật có vú tăng trưởng nhiều hơn trong suốt thai kỳ, nhưng cho tới tận nay vẫn chưa biết chính xác tại sao điều này lại xảy ra. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Lâm sàng thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (MRC), đặt tại trường Đại học Imperial College London, Vương quốc Anh, lần đầu tiên chỉ ra rằng một loại hormone được phóng thích ra sau khi thụ tinh ở ruồi dấm – loài động vật có các phản ứng chuyển hoá tương tự như con người – khiến cho hệ tiêu hoá phát triển một cách đáng kể và kích thích cơ thể bà mẹ dự trữ nhiều mỡ hơn.
Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy một hormone của ruồi, được gọi là “hormone thiếu niên – juvenile hormone”, khởi phát những biến đổi trên hệ tiêu hoá và chuyển hoá mỡ. Hormone này tác động theo cùng một cách giống như hormone tuyến giáp ở người, giúp điều hoà nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
Trước đây các nhà khoa học đã từng nghĩ rằng cảm giác thèm ăn của một người phụ nữ thay đổi nhằm đáp ứng với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của bào thai đang phát triển trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại MRC phát hiện ra rằng nồng độ của hormone thiếu niên này bắt đầu gia tăng sớm một cách đáng ngạc nhiên ở những con ruồi dấm cái, trên thực tế là ngay lập tức sau khi giao phối. Hormone này “ra lệnh” cho hệ tiêu hoá đáp ứng nhanh chóng để sẵn sàng tiếp nhận những nhu cầu năng lượng của trứng được thụ tinh.
Những biến đổi trên chuyển hoá cũng có vẻ có vai trò trong việc xác định khả năng thụ tinh. Ruồi dấm cái sẽ sinh ra ít trứng hơn nếu tác động của hormone thiếu niên trên hệ tiêu hóa bị cản trở. Hormone này rõ ràng là yếu tố then chốt trong việc ruồi dấm cái có thể sinh ra càng nhiều trứng khoẻ mạnh càng tốt.
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng, ở người, nếu nồng độ hormone trong máu mẹ không giảm xuống bình thường sau khi sinh, hệ tiêu hoá của mẹ có thể vẫn tiếp tục lớn một cách bất thường, dẫn đến việc mẹ sẽ tiếp tục hấp thụ nguồn năng lượng dư thừa từ thức ăn.
TS. Irene Miguel – Aliaga, Trưởng nhóm Tín hiệu và Chuyển hoá ruột tại Trung tâm Khoa học Lâm sàng của MRC, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, phát biểu: “Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc ăn cho 2 người trong giai đoạn đầu của thai kỳ là không cần thiết”.
“Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng điều này là do hệ tiêu hoá của người mẹ đã sẵn sàng đoán trước nhu cầu của đứa trẻ đang phát triển trong cơ thể của mẹ”. TS. Jake Jacobson, đồng tác giả của nghiên cứu, cũng đồng thời đang làm việc tại Trung tâm Khoa học Lâm sàng của MRC, bổ sung thêm: “Rất nhiều gen của ruồi dấm mà chúng tôi khảo sát hiện diện trên con người. Ruồi dấm cũng sử dụng và dự trữ mỡ giống y như con người, và chuyển hoá của chúng cũng được kiểm soát bằng những hormone tương tự. Một số phụ nữ cảm thấy rất khó khăn trong việc giảm cân sau khi sinh, và hiện tại chúng tôi có thể đã tìm thấy một nguyên nhân sinh học giải thích cho điều này”.
TS. Joe McNamara, Trưởng khoa Cộng đồng và Hệ thống Y khoa tại MRC, bổ sung thêm: “Các nghiên cứu trên ruồi dấm rất có giá trị trong việc cung cấp thêm những hiểu biết về sinh lý học của con người. Nghiên cứu này đưa ra một lời giải thích khoa học mới là tại sao việc ăn cho 2 người trong thai kỳ là không cần thiết, và thậm chí có thể là có hại, khi mà rất nhiều chứng cứ cho thấy chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng tới xu hướng béo phì về sau cho trẻ. Và bước quan trọng tiếp theo là mô phỏng lại các phát hiện này trên con người”.

ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM

Các tin khác
Xem theo ngày