Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.686.814
Truy cập hiện tại 601

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Vắc xin “phế cầu13” phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, …đã có mặt tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế (CDC)
Lượt đọc 19922Ngày cập nhật 31/03/2021

Vắc xin “Phế cầu 13” là vắc xin phòng 13 chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) khác nhau, phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)…

Vì sao cần tiêm  ngừa vắc xin “Phế cầu 13”? là để phòng bệnh nguy hiểm do 13 tuýp phế cầu khuẩn gây ra; là vacxin phòng được nhiều tuýp phế cầu khuẩn nhất trên thế giới tại thời điểm hiện nay. Vắc xin “Phế cầu 13” do tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới – Pfizer (xuất xứ Anh) – nghiên cứu sản xuất, được sử dụng rộng rãi tại hơn 125 quốc gia trên thế giới và được chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa các chủng phế cầu phổ biến gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) cho trẻ em lẫn người lớn.

Vắc xin “Phế cầu 13” hoạt động như thế nào?

Vắc xin “Phế cầu 13” chứa các polysacarit từ 13 loại S. pneumoniae khác nhau (huyết thanh 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F). Vắc xin “Phế cầu 13” hoạt động bằng cách “dạy” hệ miễn dịch cách tự vệ chống lại bệnh tật. Khi một người được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ tạo ra một nhóm các kháng thể chống lại vi khuẩn. Điều này giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Đối tượng nào cần tiêm vắc xin “Phế cầu 13”?

Vắc xin “Phế cầu 13” được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn không giới hạn tuổi. Đối với người có bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), người bị suy giảm hệ miễn dịch cần chủ động tiêm ngừa phòng các bệnh về phế cầu khuẩn … Phác đồ tiêm phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu tiêm mũi “Phế cầu 13” đầu tiên.

Phác đồ tiêm vắc xin “Phế cầu 13”?

1. Trẻ em từ 2 – 6 tháng tuổi:

Lịch tiêm cơ bản:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng

Lịch tiêm nhắc:

Mũi 4: Tiêm khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi

Lưu ý: Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng

2. Trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi

Lịch tiêm cơ bản:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

Lịch tiêm nhắc:

Mũi 3: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi

Lưu ý: Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng

 3. Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng

4. Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn

Tiêm 1 mũi duy nhất

Lưu ý:

Vắc xin “Phế cầu 13” là vắc xin tiêm bắp và vị trí thích hợp là mặt trước bên đùi của trẻ nhỏ hoặc cơ delta cánh tay ở trẻ trên 5 tuổi, người trưởng thành, người già.

Vắc xin “Phế cầu 13” thường an toàn. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp một số phản ứng phụ thông thường sau tiêm nhưng không đáng kể như đau tại vết tiêm, đôi khi sưng, ửng đỏ. Có thể sốt nhẹ, kém ăn, ngủ kém đối với trẻ em. Riêng người lớn có thể đau khớp, đau cơ, mệt mỏi. Phản ứng phụ thường thoáng qua và sẽ hết sau 1-2 ngày.

Không dùng vắc xin “Phế cầu 13” trong những trường hợp nào?

-Tránh dùng vắc xin “Phế cầu 13” trong thai kỳ.

-Không tiêm vắc xin “Phế cầu 13” với người quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin hoặc với độc tố bạch hầu.

-Không tiêm vắc xin “Phế cầu 13” ở bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ rối loạn đông máu nào.

Phòng Tiêm chủng dịch vụ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh -10-12 Nguyễn Văn Cừ - Thành phố Huế.

Hệ thống kho lạnh bảo quản vaccine đạt tiêu chuẩn GSP của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tiêm chủng tại phòng tiêm dịch vụ

Khách hàng chờ đợi tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng dịch vụ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Phế cầu khuẩn thường gây các bệnh phổ biến sau:

Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn:

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân cướp đi nhiều sinh mạng trẻ em nhất trên thế giới. Theo số liệu của các tổ chức về sức khỏe cộng đồng quốc tế, năm 2018 có hơn 800.000 trẻ đã chết do bệnh viêm phổi. Với trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong vì viêm phổi lên tới 15%. Cứ mỗi 39 giây, thế giới có một em bé chết vì viêm phổi. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và khoảng 4.000 trẻ tử vong vì 4 căn bệnh nguy hiểm này.

Viêm phổi do phế cầu khuẩn không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, người có bệnh mãn tính, người có sức đề kháng giảm… Bệnh có thể tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn:

Viêm màng não do vi khuẩn phế cầu là bệnh lý nghiêm trọng làm màng não (lớp vỏ bao ngoài bảo vệ não và tủy sống) bị viêm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tê liệt chân tay, động kinh, điếc, mù, phù não, hôn mê thậm chí tử vong.

Bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn:

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đặc biệt là bệnh viêm tai giữa cấp tính; viêm tai giữa là bệnh thông thường ở lứa tuổi nhi đồng với hơn 60% trẻ em trải qua một cơn bệnh khi đến 1 tuổi, và trên 90% trẻ em trải qua một cơn bệnh khi đến 5 tuổi. các biến chứng của bệnh viêm tai giữa cấp tính gồm có chảy dịch kéo dài ở tai giữa, viêm tai mãn tính, mất thính giác tạm thời hay chậm nói và không chữa trị có thể dẫn đến các bệnh trầm trọng hơn như viêm xương chũm và viêm màng não. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có hơn 350 triệu ca mắc viêm tai giữa cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hầu hết các ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hơn một phần ba trong số đó, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, thậm chí phải can thiệp phẫu thuật.

Không chỉ là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, mà người lớn cũng có khả năng mắc bệnh viêm tai giữa. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, liệt mặt, áp xe não, viêm màng não…

Bệnh nhiễm trùng máu do phế cầu khuẩn:

Có đến 20% trẻ em thiệt mạng do nhiễm trùng máu gây ra. Người lớn cũng chiếm tỷ lệ mắc bệnh khá cao, đặc biệt tỷ lệ bệnh ở người cao tuổi gấp 13 lần so với người trẻ vì hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, dễ bị vi khuẩn phế cầu tấn công vào máu gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, sản sinh ra những độc tố khiến trẻ bị nhiễm độc. Nhiễm trùng máu sẽ gây tổn thương các cơ quan như gan, thận… khiến cơ thể người bệnh bị suy giảm mạnh. Bệnh còn gây ra rối loạn máu đông...

Văc xin Phế cầu 13 không chỉ bảo vệ trẻ nhỏ mà còn bảo vệ cả người lớn và gia đình của bạn.

Hãy đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế để được hổ trợ tư vấn và tiêm chủng!

DS.CKI. Trần Thị Kim Xinh - Phó trưởng Khoa Dược - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh T.T.Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày