Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.690.833
Truy cập hiện tại 1.124

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Điểm báo từ ngày 26 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 2020
Lượt đọc 2452Ngày cập nhật 01/06/2020

Điểm báo từ ngày 26 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 2020

 

63 đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-1

Theo các chuyên gia, hiện nay trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính với SARS-CoV-2 là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).

Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).

Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót.

Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm nhanh.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện gen (PCR) và xét nghiệm tìm kháng thể (xét nghiệm nhanh) sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.

Các đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 bao gồm:

Miền Bắc

  1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  2. Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
  3. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
  4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  5. Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
  6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  7. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
  8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai
  9. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ
  10. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương
  11. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
  12. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
  13. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình
  14. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh
  15. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình
  16. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định
  17. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên
  18. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
  19. Bệnh viện Nhi Trung ương
  20. Bệnh viện Bạch Mai
  21. Bệnh viện Phổi Trung ương
  22. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
  23. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  24. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
  25. Bệnh viện Medlatec
  26. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  27. Bệnh viện 108
  28. Viện Y học dự phòng Quân đội
  29. Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương
  30. Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
  31. Bệnh viện 103
  32. Chi cục Thú y vùng II

Miền Trung

  1. Viện Pasteur Nha Trang.
  2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
  3. Bệnh viện Trung ương Huế
  4. Chi Cục Thú Y vùng 3

Tây Nguyên

  1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Miền Nam

  1. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
  2. Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
  3. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Cần Thơ
  4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
  5. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
  6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
  7. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
  8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
  9. Trung tâm y tế dự phòng Hậu Giang
  10. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu
  11. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau
  12. Trung tâm Y tế Phú Quốc
  13. Bệnh viện Chợ Rẫy
  14. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
  15. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
  16. Bệnh viện Nhi Đồng 1
  17. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
  18. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
  19. Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh
  20. Bệnh viện FV– TP. Hồ Chí Minh
  21. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
  22. Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu
  23. Chi cục Thú y vùng 6
  24. Chi cục Thú y vùng 7
  25. Bệnh viện Quân y 175
  26. Bệnh viện Quân y 7A

https://suckhoedoisong.vn/63-don-vi-duoc-bo-y-te-cho-phep-thuc-hien-xet-nghiem-khang-dinh-covid-19-n173442.html

45 ngày Việt nam không phát hiện lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (BCĐ) cho biết ngày 31.5, cả nước không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới.

Đã 45 ngày Việt Nam không phát hiện ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. 279 bệnh nhân (BN) trong số 328 ca mắc Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam đã được chữa khỏi.

BCĐ đánh giá, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào trong nước là rất lớn do Việt Nam vẫn đón các chuyên gia đến làm việc; đưa người Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch về nước.

BCĐ yêu cầu các địa phương phải tiếp tục quản lý chặt chẽ các thành viên tổ bay quốc tế. Bộ Y tế cử các đội phản ứng nhanh kiểm tra các khách sạn đang được sử dụng để tổ chức cách ly tổ bay, phi hành đoàn quốc tế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).

BCĐ thống nhất chưa mở cửa đón du khách quốc tế vào Việt Nam, chỉ khởi động lại hoạt động du lịch quốc tế khi đáp ứng đủ điều kiện và trước tiên chỉ xem xét đón khách đến từ các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Theo BCĐ, hầu hết 49 BN đang điều trị tại các cơ sở y tế đang có sức khỏe ổn định. BN 328 (bé trai 1 tuổi, từ Nga về Việt Nam hôm 13.5) hiện khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không sốt, không ho, không khó thở, tuy nhiên có đi ngoài phân lỏng 2 - 3 lần/ngày. Mẹ của BN này có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2.

* Sức cơ tay của phi công người Anh nhiễm Covid-19 hồi phục 3/5.

Ngày 31.5, tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết phi công người Anh nhiễm Covid-19 (BN 91) được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển giai đoạn tăng sinh xơ hóa, viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cenocepacia, tổn thương thận cấp đang hồi phục - u thượng thận trái (chưa rõ bản chất).

Hiện BN 91 tỉnh, phản xạ ho mạnh hơn, sức cơ tay 3/5, sức cơ chân 1/5, cơ hoành phải có hoạt động nhưng còn yếu, mạch và huyết áp bình thường, còn thở máy và chạy ECMO (kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể), được ngưng lọc máu từ ngày 27.5. Các chuyên gia nội tiết và tiết niệu đề nghị làm lại các xét nghiệm khi tình trạng BN ổn để chẩn đoán bản chất khối u thượng thận.

Các bác sĩ tiên lượng, BN 91 còn nặng dù đã giảm được các thông số ECMO do sức cơ toàn thân còn yếu, đặc biệt các cơ hô hấp và nhiễm trùng phổi với chủng vi khuẩn rất khó điều trị. (Thanh niên, trang 3).

”. http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-162020

CNN ca ngợi thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covi-19

Hãng tin CNN của Mỹ vừa có bài viết ca ngợi thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Bài viết nhấn mạnh một loạt các biện pháp hiệu quả mà Chính phủ Việt Nam thực hiện đã đem lại thành công, đặc biệt là cho đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Những con số “khó tin nhưng là sự thật”

Mở đầu bài viết, CNN cho biết, khi thế giới đang nhìn sang châu Á để lấy những ví dụ thành công trong việc kiểm soát Covid-19, nhiều lời khen và sự chú ý được dành cho Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Hồng Kông (Trung Quốc). Nhưng, có một câu chuyện thành công đã bị bỏ qua - đó là Việt Nam.

Quốc gia với dân số 97 triệu người chưa ghi nhận bất kỳ ca tử vong nào liên quan tới Covid-19 và tới nay chỉ có 328 trường hợp nhiễm bệnh cho dù Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc và mỗi năm có hàng triệu khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh.

Kết quả này càng đáng ghi nhận khi Việt Nam chỉ là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp với hệ thống y tế kém phát triển hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, Việt Nam chỉ có 8 bác sỹ trên 10.000 người dân, tỷ lệ chỉ bằng 1/3 ở Hàn Quốc.

Sau 3 tuần thực hiện phong tỏa trên toàn quốc, Việt Nam đã dỡ bỏ các quy định giãn cách xã hội vào cuối tháng 4. Tại Việt Nam, trong vòng 40 ngày qua đã không phát hiện ca nhiễm nào trong cộng đồng. Các doanh nghiệp và trường học đã mở cửa trở lại và cuộc sống đang dần trở lại bình thường.

Theo CNN, một số ý kiến hoài nghi cho rằng các số liệu này “quá tốt để có thể tin được”. Tuy nhiên, bác sĩ Guy Thwaites chuyên về các bệnh truyền nhiễm tại một trong các bệnh viện chính được Chính phủ Việt Nam chỉ định để điều trị bệnh nhân Covid-19, cho rằng các con số này khớp với tình hình thực tế.

“Tôi tới bệnh viện hàng ngày và tôi biết rằng chưa có ca tử vong nào”- Bác sĩ Thwaites, người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford ở thành phố Hồ Chí Minh khẳng định. Theo bác sĩ Thwaites: “Nếu có lây nhiễm trong cộng đồng không được kiểm soát hoặc không được báo cáo thì chúng ta sẽ thấy rõ các ca trong bệnh viện, bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm ở vùng ngực hoặc không được chẩn đoán - điều này chưa từng xảy ra”.

Vậy Việt Nam đã làm thế nào để kiểm soát được đại dịch này? Câu trả lời, theo các chuyên gia y tế cộng đồng, đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ việc Chính phủ có sự phản ứng sớm và nhanh chóng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, cho tới công tác truy tìm những trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, việc thực hiện cách ly và công tác truyền thông mạnh mẽ.

Hành động sớm

Việt Nam bắt đầu chuẩn bị cho bùng phát dịch bệnh nhiều tuần trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Khi giới chức Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều cho rằng chưa có “chứng cứ rõ ràng” về lây nhiễm từ người sang người, Việt Nam đã có những hành động sớm.

Chuyên gia Thwaites cho biết tốc độ ứng phó chính là nguyên nhân của sự thành công của Việt Nam. “Các hành động của Việt Nam từ cuối tháng 1 và đầu tháng 2 được thực hiện sớm hơn rất nhiều so với nhiều nước khác. Và điều đó rất có ích để giúp Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh”- bác sĩ Thwaites nhấn mạnh. Các hành động sớm mang tính quyết định đã giảm lây nhiễm cộng đồng một cách hiệu quả và giúp Việt Nam kiểm soát số ca nhiễm bệnh ở con số 16 tới ngày 13-2. Trong vòng 3 tuần, không có thêm các ca nhiễm mới cho tới làn sóng thứ 2 vào tháng 3 khi những công dân Việt Nam trở về nước từ nước ngoài.

Nhà chức trách Việt Nam đã truy tìm những người từng tiếp xúc với các bệnh nhân được xác nhận và yêu cầu cách ly bắt buộc trong vòng 2 tuần. Nỗ lực truy tìm các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh của Việt Nam cẩn trọng tới mức không chỉ truy tìm những người tiếp xúc trực tiếp mà thậm chí cả những trường hợp tiếp xúc gián tiếp với người nhiễm bệnh. Bác sĩ Thwaites cho rằng “Đó là một trong những yếu tố đặc biệt của cách ứng phó của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng không có nước nào thực hiện được các biện pháp cách ly tới mức như vậy”

Công tác truyền thông công cộng hiệu quả

Ngay từ ban đầu, Chính phủ Việt Nam đã tuyên truyền rõ ràng, minh bạch cho người dân về dịch bệnh. Các trang web, đường dây nóng và các ứng dụng điện thoại di động được thành lập để cập nhật cho người dân về diễn biến mới nhất của dịch bệnh cũng như đưa ra các khuyến cáo y tế. Bộ Y tế Việt Nam cũng thường xuyên gửi những khuyến cáo tới người dân thông qua hệ thống tin nhắn qua điện thoại.

Bộ máy truyền thông lớn của Việt Nam cũng đã được huy động, nâng cao nhận thức của người dân về dịch bệnh trên hệ thống loa phát thanh, áp phích đường phố, báo chí và mạng xã hội. Bác sỹ Thwaites cho biết kinh nghiệm dày dặn của Việt Nam trong việc đối phó với các bệnh truyền nhiễm như SARS từ 2002-2003 và sau đó là cúm gia cầm đã giúp Chính phủ và người dân chuẩn bị tốt hơn đối với đại dịch Covid-19.

Bác sỹ Thwaites nói: “Người dân Việt Nam chú ý tới các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn so với ở các nước giàu có hơn hoặc các nước không thường chứng kiến các bệnh truyền nhiễm như châu Âu, Anh và Mỹ. Người dân Việt Nam hiểu rằng những điều này cần phải được quan tâm nghiêm túc và tuân thủ chỉ dẫn từ Chính phủ về các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm lan rộng”. (An ninh Thủ đô, trang 20).

. http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-162020

243 bà bầu từ Đài Loan về nước sinh con

Tỉnh Quảng Nam vừa tiếp nhận hơn 340 công dân Việt Nam tại Đài Loan về nước, trong đó có 243 phụ nữ mang thai, tất cả được đưa vào khu cách ly tập trung.

Trước đó chiều 29-5, 343 công dân Việt Nam từ Đài Loan về sân bay Đà Nẵng và được đưa vào cách ly tập trung tại Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân 5 (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), trong số này có 243 phụ nữ mang thai, có người sắp sinh con.

Được biết những người trở về đợt này đa số là lao động phổ thông tại một số tỉnh ở nước ta sang làm việc tại Đài Loan. Một số học tập, đi du lịch, đi thăm người thân bị "mắc kẹt" nhiều tháng tại nước này do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Văn Hai - giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho biết đây là chủ trương của Chính phủ đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước.

Đợt này những người được đưa về thuộc nhóm có nguyện vọng về nước ưu tiên là phụ nữ, người già, trẻ em, trong đó có phụ nữ mang thai.

Theo ông Hai, "phần lớn họ là những lao động có hoàn cảnh khó khăn, việc đưa những phụ nữ mang thai này về nước và lo toàn bộ chi phí đi máy bay, ăn ở, chăm sóc sức khỏe tại khu cách ly là một chủ trương hết sức nhân văn của Chính phủ ta."

Ông Hai khẳng định trong số những phụ nữ mang thai được tiếp nhận đợt này thì không có ai là cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan mà toàn bộ là những lao động qua Đài Loan làm việc, cuộc sống khó khăn, họ đều có địa chỉ thường trú ở Việt Nam.

Theo thống kê, 243 phụ nữ này có 10 người mang thai được 8 tháng, trong đó có một phụ nữ dự kiến đầu tháng 6-2020 sinh con.

Các bà bầu này được lực lượng y tế kiểm tra sức khỏe kỹ càng mỗi ngày, ngành cũng chuẩn bị một khu cách ly tại trung tâm y tế huyện Thăng Bình, có đội ngũ bác sĩ, y tế để sẵn sàng việc sinh con của họ.

Ông Hai cũng cho biết tất cả những người vào khu cách ly đợt này đã được lấy mẫu xét nghiệm, đang chờ kết quả.

Tại khu cách ly tập trung, một số người cho biết trong thời gian qua cuộc sống của họ ở Đài Loan hết sức khó khăn bởi chi phí đắt đỏ, nhiều thai phụ bị mất việc làm, không có bảo hiểm nên việc sinh hoạt, chăm lo cho sức khỏe gặp nhiều trở ngại.

Khi được đón trở về quê hương, mọi người đều phấn khởi, gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, nhà nước ta vì đã quan tâm, bố trí chuyến bay đưa họ về nước, được đưa vào khu cách ly tập trung, nhà nước lo toàn bộ chi phí. (Tuổi trẻ, trang 4). http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-162020

Phòng chống dịch Covid-19: Siết chặt quản lý tổ bay, chưa mở cửa du lịch quốc tế

Tại cuộc họp diễn ra sáng ngày 28/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, các thành viên tham dự cuộc họp đã tập trung thảo luận kỹ về hai nội dung liên quan đến siết chặt quản lý tổ bay và cho ý kiến về du lịch quốc tế

 Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng đã bàn thảo về vấn đề quản lý người xuất nhập cảnh, tổ chức công tác cách ly đối với các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao và người thân vào Việt Nam làm việc, sinh sống, học tập; giáo viên người nước ngoài, lưu học sinh; đưa người Việt Nam từ nước ngoài về nước; quản lý phi hành đoàn, tổ bay quốc tế; xem xét ý kiến về việc tái khởi động hoạt động du lịch quốc tế;…

Phát biểu tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế chia sẻ: Chúng ta đang kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh trong nước nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn hết sức phức tạp. Trong bối cảnh chúng ta đón các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài vào làm việc; đưa người Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch về nước, dẫn tới nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào trong nước là rất lớn.

“Với những người làm công tác phòng, chống dịch, chúng tôi lại cảm thấy lo ngại hơn. Vì chỉ cần để lọt 1 ca bệnh xâm nhập vào trong nước mà không kịp thời phát hiện sẽ dẫn tới tình trạng dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng. Do đó, thời gian tới cần tiếp tục phải quản lý chặt chẽ người nhập cảnh theo quy định”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Tán thành quan điểm này, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng đề nghị tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ người nhập cảnh; tổ chức cách ly tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định. Các ý kiến đề nghị giao Bộ Quốc phòng tổ chức tiếp nhận quản lý cách ly đối với các lưu học sinh vào Việt Nam học tập.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng các bộ ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phòng, chống dịch (bao chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong) để tổ chức thực hiện cách ly thành viên tổ bay quốc tế, chuyên gia, lưu học sinh vào Việt Nam theo đúng quy định, vì nguy cơ xâm nhập rất cao.

Ban Chỉ đạo thống nhất yêu cầu các địa phương phải tiếp tục quản lý chặt chẽ các phi công, thành viên tổ bay quốc tế; đặc biệt phải quản lý chặt chẽ các khách sạn cũng như những người làm việc tại khách sạn được sử dụng để tổ chức cách ly phi hành đoàn quốc tế theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế cử các đội phản ứng nhanh đến kiểm tra ngay các khách sạn đang được sử dụng để tổ chức cách ly tổ bay, phi hành đoàn quốc tế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có)…

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ cho biết: Vừa qua chúng ta đã tiến hành khởi động lại du lịch nội địa. Các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn,… đã cung cấp nhiều chương trình khuyến mại, sản phẩm hấp dẫn đối với du khách trong nước. Qua đó, du lịch nội địa đã có tăng trưởng tương đối tốt, thậm chí có những khách sạn đã đạt công suất tới 100%. Đây là những tín hiệu rất lạc quan đối với du lịch nội địa.

Đối với ý kiến về tái khởi động hoạt động du lịch quốc tế sau đại dịch COVID-19, các thành Ban Chỉ đạo thống nhất chưa mở cửa đón du khách quốc tế vào Việt Nam; chưa bàn về thời gian mở cửa du lịch trở lại.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất cho rằng, chỉ khởi động lại hoạt động du lịch quốc tế khi đáp ứng đủ điều kiện và trước tiên chỉ xem xét đón khách đến từ các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh và bước đầu chỉ nên tổ chức thí điểm đón khách du lịch đến một số đảo, song song với đó phải có các biện pháp bảo đảm an toàn dịch tễ cho người dân địa phương và du khách trong nước.

Về đề xuất của UBND tỉnh Kiên Giang cho phép đón du khách nước ngoài đến du lịch ở đảo Phú Quốc. Ban Chỉ đạo giao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bàn bạc, trao đổi cụ thể, thống nhất với tỉnh Kiên Giang về thời điểm, lộ trình mở cửa và các biện pháp bảo đảm an toàn dịch tễ, báo cáo lại Ban Chỉ đạo xem xét. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3). http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-2952020

Bác gái bệnh nhân số 17 – Ca Covid-19 điều trị lâu nhất Việt Nam được công bố khỏi bệnh

Sáng nay, 27-5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh cho 6 bệnh nhân Covid-19, trong đó có ca bệnh số 19 là bác gái của bệnh nhân số 17 ở phố Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội). Cụ thể, 6 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh trong ngày hôm nay tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gồm: BN 19, BN 52, BN 291, BN 295, BN 308, BN 324.

Đáng chú ý nhất là trường hợp BN19 (64 tuổi, nữ, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội), đây chính là ca bệnh Covid-19 có thời gian nằm viện điều trị lâu nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này, vào viện từ ngày 6-3-2020.

Đặc biệt, bệnh nhân số 19 cũng là bệnh nhân nặng nhất trong số các bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, quá trình điều trị từng nhiều lần nguy kịch tưởng không thể qua khỏi.

Thông tin từ bệnh viện cho biết, bệnh nhân này đã từng phải can thiệp thở máy xâm nhập, ECMO, từng ngừng tim 3 lần, các y bác sĩ của bệnh viện phải cấp cứu liên tục mới có thể tái lập tuần hoàn cho người bệnh.

Hiện tại, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2, tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

5 bệnh nhân còn lại được công bố khỏi bệnh cũng đều đã có nhiều lần liên tiếp xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2, sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Các trường hợp sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo (An ninh thu đô, trang 2). http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-2852020

Dịch sốt xuất huyết và Zika vào cao điểm

Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh thành phố trong cả nước về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh do virus Zika và SXH.

Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay, thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) và bệnh do virus Zika phát triển mạnh đe dọa tới sức khỏe của người dân. (Sài Gòn giải phóng, trang 7). http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-2752020

Tổng vệ sinh, phun hóa chất diện rộng phòng chống sốt xuất huyết

Hà Nội yêu cầu các quận, huyện tổ chức đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phun hóa chất diện rộng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác khi dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng và xuất hiện mưa, lũ...

Để chủ động sớm trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây nên, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020.

Theo đó, UBND TP yêu cầu các đơn vị tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng; đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất xử lý ổ dịch.

Tăng cường giám sát dịch (giám sát bệnh nhân và giám sát véc tơ) tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng (lưu ý các khu vực nguy cơ và các ổ dịch cũ về sốt xuất huyết); Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích diệt bọ gậy trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh để xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh...

Các đơn vị phải thường xuyên tập huấn về phác đồ điều trị và tăng cường năng lực thu dung, điều trị cho các cơ sở y tế nhằm hạn chế trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết. Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc chia sẻ thông tin, lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc, dịch truyền để chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

UBND TP yêu cầu các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn; các trường học, đình chùa, nghĩa trang, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng... đóng trên địa bàn chủ động triển khai tích cực, hiệu quả vệ sinh môi trường diệt bọ gậy trên địa bàn và tại đơn vị;

Duy trì vệ sinh môi trường diệt bọ gậy thường xuyên theo tuần hoặc tháng tùy tình hình dịch bệnh. Căn cứ tình hình dịch bệnh, tổ chức các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao và các nơi phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết; Tổ chức các đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phun hóa chất diện rộng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác khi dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng và xuất hiện mưa, lũ...

Các quận huyện cũng  cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc men cho công tác xử trí phòng, chống dịch bệnh. Bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, thuốc sẵn sàng cấp cứu, điều trị người bệnh hạn chế thấp nhất tử vong do dịch... (An ninh thủ đô, trang 7). http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-2752020

 

Công tác tuyên truyền tác hại của thuốc lá,

phổ biến Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2014-2019

Ngay sau khi được thành lập, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đã hỗ trợ kinh phí cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tác hại thuốc lá và pháp luật về PCTHTL cho nhiều nhóm đối tượng với nhiều nội dung, hình thức đa dạng.

Sau 6 năm, Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình địa điểm không khói thuốc như "thành phố du lịch không khói thuốc", "khách sạn không khói thuốc", "điểm du lịch không khói thuốc… đã có 4 thành phố xây dựng mô hình "thành phố du lịch không khói thuốc" là thành phố Hạ Long, Nha Trang, Hội An, Vũng Tàu.

Thông qua hỗ trợ cho các sáng kiến PCTHTL, một số mô hình xây dựng môi trường không khói thuốc lá được thực hiện như Hội Y tế công cộng Việt Nam trong vận động mạng lưới cộng tác viên y tế công cộng và người cao tuổi tuyên truyền PCTHTL.

Hội Y tế Công cộng Việt Nam kiện toàn mạng lưới PCTHTL ở tuyến cơ sở, sử dụng người cao tuổi tình nguyện làm trung tâm, chương trình huy động những Người cao tuổi còn khoẻ mạnh, minh mẫn và tình nguyện đóng góp cho cộng đồng, mỗi hội viên được giao phụ trách truyền thông cho một cụm hộ gia đình, được truyền thông về PCTHTL, quy định cấm hút thuốc ở nơi công cộng và ngôi nhà không khói thuốc.

Mô hình được triển khai tại 4 xã thuộc tỉnh Thái Bình, Đồng Tháp. Trung tâm Doping và Y học thể thao - Tổng cục Thể thao thực hiện tuyên truyền và xây dựng địa điểm thi đấu thể thao trong nhà không khói thuốc lá. Các sáng kiến PCTHTL được tổ chức hoặc lồng ghép trong các chương trình, sự kiện của Bộ ngành, địa phương như: “Tổ ấm không khói thuốc” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ủy ban Dân tộc xây dựng môi trường không khói thuốc lá cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc, Tây Nam Bộ; Festival biển không khói thuốc tại Nha Trang, Tàu du lịch không khói thuốc tại Khánh Hoà...

Việc duy trì thường xuyên các thông điệp đã tác động vào nhận thức của mỗi người để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh. Khi sự nhận thức sâu sắc họ sẽ thay đổi hành vi: hạn chế hút thuốc, bỏ thuốc, nhắc nhở những người xung quanh tôn trọng họ và những người xung quanh, thực thi đúng các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Đánh dấu sự thành công của Việt Nam trong công tác PCTHTL, Bộ Y tế Việt Nam đã nhận giải thưởng của Tổ chức Y tế thế giới cho những đóng góp to lớn trong lĩnh vực PCTHTL nhân 10 năm thực hiện Công ước khung kiểm soát thuốc lá (2015) và giải thưởng quốc tế của Quỹ Bloomberg về công tác theo dõi giám sát của Việt Nam về PCTHTL (2018).

Ngoài ra, 27 tập thể và 35 cá nhân đã được Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCTHTL. Đặc biệt, 2 thành phố du lịch Hội An và Hạ Long đã được Liên minh PCTHTL Đông Nam Á trao bằng khen công nhận thành phố du lịch không khói thuốc.

Năm 2020, Chiến dịch toàn cầu Ngày Thế giới không thuốc lá do Tổ chức Y tế thế giới phát động chọn chủ đề ngày Thế giới không thuốc lá năm 2020: “Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá”. 

Để bảo vệ thế hệ trẻ trước nguy cơ nghiện chất nicotine và các tác hại đối với sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá, ngăn chặn các chiến thuật quảng cáo có hệ thống của ngành công nghiệp thuốc lá. (Công an Nhân dân, trang 4). http://t5g.org.vn/diem-bao-ngay-2952020

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngọc Thạch - Trung tâm KSBT tỉnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày