Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.692.986
Truy cập hiện tại 82

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bệnh Ho gà
Lượt đọc 431Ngày cập nhật 24/03/2024

Bệnh Ho gà hay còn được gọi là “cơn ho 100 ngày”, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1578 ở Paris. Sinh vật gây nên bệnh Ho gà là Bordetella pertussis, được phát hiện vào năm 1906 và vắc xin được sản xuất, phát triển vào năm 1940; trước khi có vắc xin, bệnh Ho gà là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh.

 

Nguyên nhân

Các vi sinh vật gây bệnh Ho gà là Bordetella pertusis và Bordetella parapertussis. Bordetella lây qua các giọt bắn trong không khí và rất dễ lây lan, bệnh ho gà thường ảnh hưởng đến 100% những người tiếp xúc trong gia đình - trừ những người có miễn dịch (khả năng miễn dịch giảm xuống 50% sau 12 năm kể từ khi hoàn thành tiêm chủng). Con người là ở chứa duy nhất của Bordetella, vi khuẩn rất dễ lây lan, phần lớn các trường hợp xảy ra vào mùa hè.

Các yếu tố dễ mắc bệnh:

- Có thai;

- Thiếu miễn dịch;

- Tiếp xúc người bệnh trong giai đoạn lây bệnh.

Dịch tễ

Bệnh Ho gà đang có xu thế gia tăng trở lại trên thế giới và Việt Nam, một phần do miễn dịch của thanh thiếu niên và người lớn bị suy giảm theo thời gian. Mặc dù bệnh Ho gà thường xảy ra ở trẻ em: 38% trường hợp mắc dưới 6 tháng tuổi, 71% trường hợp mắc dưới 5 tuổi nhưng thanh thiếu niên và người lớn vẫn có khả năng mắc bệnh làm tăng số ca mắc và khả năng lây lan bệnh Ho gà.

Sinh lý bệnh

Thời gian ủ bệnh thường từ 1-3 tuần, sau đó bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn riêng biệt:

- Giai đoạn khởi phát: Biểu hiện tương tự như các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên khác với sốt, mệt mỏi, chảy mũi nước, viêm kết mạc…, giai đoạn này kéo dài 1-2 tuần và bệnh rất dễ lây lan ở giai đoạn này.

- Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân hết sốt và đặc trưng bởi cơn ho kịch phát, bệnh nhân ho liên tục, sau đó là hít mạnh vào, tạo ra tiếng đặc trưng “như gà kêu”, có thể nôn; trong cơn ho có thể tím tái, toát mồ hôi hoặc ngưng thở; khi ho có thể gây tăng áp lực trong lồng ngực dẫn đến xuất huyết kết mạc, chảy máu cam… Những đợt ho kịch phát này có thể do lạnh hoặc tiếng ồn và thường xảy ra vào ban đêm. Ở trẻ sơ sinh có thể không gặp cơn ho điển hình: thường thở nhanh, ngưng thở, tím tái và nhịp tum chậm từng đợt.

- Giai đoạn hồi phục: Cơn ho kéo dài hàng tuần dến hàng tháng, có thể khởi phát cơn khi tiếp xúc với một tác nhân nhiễm trùng hô hấp trên hoặc với chất kích thích (khói thuốc lá…).

Xét nghiệm

- Nuôi cấy Bordetella từ dịch mũi họng có thể thực hiện để xác định vi sinh vật gây bệnh, tuy nhiên Bordetella khó mọc và phát triển chậm trong môi trường nuôi cấy chuyên dụng, ở người lớn: 96% các trường hợp nuôi cấy tìm Bordetella âm tính và độ nhậy trung bình chỉ từ 20-40%.

- PCR: có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nuôi cấy nhưng không phổ biến rộng rãi.

- Xét nghiệm máu: Trong giai đoạn khởi phát có thể thấy tăng bạch cầu, đặc biệt là lympho;

- Xquang ngực: không đặc hiệu, có thể thấy hình ảnh dày thành phế quản, xẹp phổi hoặc thâm nhiễm.

Chẩn đoán phân biệt

 Chủ yếu với các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác như: nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, lao

Điều trị

- Nhập viện: Bệnh nhân bị viêm phổi, thiếu oxy, biến chứng hệ thần kinh trung ương hoặc những người không thể dung nạp dinh dưỡng đường ăn uống (do nôn…). Bệnh nhân dưới 1 tuổi nên nhập viện bất kể triệu chứng vì tỷ lệ tử vong cao. Trẻ sơ sinh nên được đưa vào cơ sở chăm sóc đặc biệt vì biến chứng tim phổi có thể xảy ra bất ngờ và tử vong.

- Nguyên tắc điều trị: chủ yếu là điều trị hỗ trợ bao gồm: thở oxy, bù nước-điện giải, tránh các chất kích thích hô hấp; dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch có thể cần thiết.

+ Kháng sinh: Tác dụng của kháng sinh đối với thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh là hạn chế, mục tiêu chính của điều trị kháng sinh là giảm sự lây lan của bệnh. Các kháng sinh nhóm Macrolide (Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin) là những kháng sinh được dùng, tuy nhiên nhóm Macrolide không được khuyến cáo cho trẻ dưới 4 tuần vì sợ biến chứng hẹp phì đại môn vị ở trẻ sơ sinh; Trimethoprim-sulfamethoxazole đã được dùng thay thế ở những bệnh nhân dị ứng với Macrolide nhưng hiệu quả chưa được chứng minh.

  - Các ly nghiêm ngặt: Rất quan trọng: Ho gà lây lan trong suốt giai đoạn khởi phát và 3 tuần sau khi bắt đầu giai đoàn toàn phát, ở những bệnh nhân được điều trị kháng sinh, bệnh có thể lây lan đến sau 05 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị. Khuyến cáo dự phòng phơi nhiễm bằng Erythromycin cho tất cả những người tiếp xúc trong gia đình.

  - Tiêm vắc xin: Nên tiêm vắc xin ở các độ tuổi 2,4,6, 15-18 tháng và ở 4-6 tuổi, khuyến cáo nên tiêm 01 liều nhắc lại duy ngất cho tất cả người lớn để giảm lây truyền sang trẻ em.

Biến chứng

  - Có thể bị viêm phổi thứ phát hoặc viêm tai giữa. Viêm phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ.

  - Hiếm khi xảy ra biến chứng hệ thần kinh trung ương.

  - Các biến chứng khác hiếm khi xảy ra

Tiên lượng

  - Phần lớn các bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, dù bệnh có thể kéo dài hàng tháng. Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có tỷ lệ tử vong cao hơn.

*Nguồn trích dẫn: Lauria AM, Zabbo CP. Pertussis. [Updated 2022 Oct 7]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519008/

 

 

Ths. Bs Nguyễn Phú Định - Ths Nguyễn Văn Cương
Các tin khác
Xem tin theo ngày