Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Liên kết website
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.686.814
Truy cập hiện tại 161

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chăm sóc bà mẹ mang thai trong bối cảnh dịch COVID-19 – Những vấn đề cần lưu ý
Lượt đọc 3242Ngày cập nhật 06/05/2021

Các điểm chính cần lưu ý về công tác chăm sóc bà mẹ mang thai trong bối cảnh dịch COVID-19: 

  1. Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị COVID-19 tương tự trên bệnh nhân mang thai và không mang thai.
  2. Nguy cơ bị các biến chứng sản khoa có thể tăng lên, nhưng liệu nguy cơ có tăng lên hay không thì vẫn chưa được biết.
  3. Lây truyền theo chiều dọc và lây truyền trong sữa mẹ là không thể.
  4. Cân nhắc việc tách riêng các bà mẹ có thể bị nhiễm bệnh ra khỏi trẻ sơ sinh cho đến khi nguy cơ lây truyền có thể được đánh giá kỹ lưỡng.
  5. Phối hợp các lần khám và xét nghiệm trước sinh để làm giảm thiểu phơi nhiễm cho mẹ.

 

COVID-19 (bệnh coronavirus 2019) do coronavirus 2 gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2) gây ra.

Thông tin về COVID-19 và hướng dẫn chăm sóc tạm thời đang phát triển nhanh chóng. Nhưng dựa trên dữ liệu có sẵn, dịch tễ học, vi rút học, lây truyền các triệu chứng và các dấu hiệu của COVID-19 ở phụ nữ mang thai tương tự như ở những bệnh nhân không mang thai.

Không biết liệu mang thai có làm thay đổi nguy cơ bị những biểu hiện nặng của COVID-19 hay không. Kết quả ban đầu cho thấy không có tăng nguy cơ so với bệnh nhân không mang thai (2, 4). Nguy cơ biến chứng sản khoa (ví dụ: chuyển dạ sớm, sinh non, tiền sản giật, sinh mổ) có thể tăng lên, ít nhất là trên những bệnh nhân bị nhiễm trùng mức độ vừa phải và mức độ nặng (thường bao gồm cả viêm phổi), nhưng liệu nguy cơ này có tăng lên hay không thì chưa được xác định. Ngoài ra, liệu có bất kỳ nguy cơ nào như vậy khác với nguy cơ do nhiễm vi rút đường hô hấp khác mà không được biết hay không.

Nguy cơ lây truyền theo chiều dọc trước khi sinh dường như không có hoặc thấp, có thể là gần 1% (5, 6).

Chẩn đoán:

Tương tự như những bệnh nhân không mang thai

Chẩn đoán COVID-19 trên bệnh nhân mang thai và không mang thai giống nhau.

Chụp X-quang ngực và/hoặc chụp CT, nếu có chỉ định khác, cần phải được thực hiện vì liều bức xạ ở thai nhi thấp.

Hội Y khoa Bà mẹ-Thai nhi thuộc Hiệp hội Phụ khoa Hoa Kỳ có một thuật toán được đề xuất để phân loại bệnh và đánh giá phụ nữ mang thai có khả năng bị COVID-19 (3). Các khuyến nghị trong thuật toán này tương tự như các khuyến nghị đánh giá bệnh nhân không mang thai.

Điều trị:

Điều trị hỗ trợ

Điều trị nội khoa chung đối với COVID-19 chủ yếu là điều trị hỗ trợ trên bệnh nhân mang thai và không mang thai giống nhau. Acetaminophen được khuyến cáo cho điều trị sốt và đau từ nhẹ đến trung bình.

Có thể cần phải giữ độ bão hòa ô-xi > 95% hoặc PaO2 > 70 mm Hg.

Phòng ngừa:

Tất cả phụ nữ mang thai cần phải tuân theo các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) trong việc phòng ngừa COVID-19 và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để làm giảm thiểu phơi nhiễm, bao gồm cả việc ở nhà càng nhiều càng tốt, rửa tay thường xuyên và giãn cách xã hội. Những biện pháp phòng ngừa này tương tự như trên những bệnh nhân không mang thai.

Tất cả nhân viên chăm sóc sức khỏe cần phải mặc đồ bảo hộ cá nhân (personal protective equipment, PPE) thích hợp.

Để giảm tiếp xúc với phụ nữ mang thai, các nhân viên y tế cần phải liên hệ với bệnh nhân mang thai của họ để trao đổi về quản lý thai nghén và các cuộc hẹn tái khám. Việc tách riêng mẹ và trẻ sơ sinh sau khi sinh cần phải được xem xét theo từng trường hợp. Kết thúc việc tách riêng có thể cần phải đợi cho đến khi nguy cơ lây truyền sang trẻ sơ sinh đã được đánh giá kỹ lưỡng. Việc đánh giá thường cần phải bao gồm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Nguy cơ lây truyền vi rút trong sữa mẹ thấp hoặc không có. Nếu phụ nữ chọn cho con bú liên tục mặc dù bị tách khỏi con thì cô ấy nên vắt sữa để người chăm sóc, đã được loại trừ là không bị nhiễm COVID-19, chuyển sữa đi và cho trẻ ăn. Khi vắt sữa mẹ, người phụ nữ cần phải được khuyến cáo về thực hành vệ sinh bàn tay hiệu quả (ví dụ: rửa tay trước khi chạm tay vào các bộ phận của máy hút sữa và của bình sữa và trước khi vắt sữa mẹ). Cần phải sử dụng máy hút sữa chuyên dụng nếu có thể; máy này và tất cả các bộ phận của máy hút sữa tiếp xúc với vú hoặc sữa mẹ cần phải được làm sạch thật kỹ và khử trùng sau khi sử dụng. Khu vực hút sữa (ví dụ: mặt số, công tắc nguồn, mặt bàn) cần phải được làm sạch bằng khăn lau khử trùng. Nếu người mẹ chọn cho con bú trực tiếp, cô ấy cần phải đeo khẩu trang và rửa tay trước mỗi lần cho ăn.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phúc tạp, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa ra lời khuyên về chăm sóc phụ nữ mang thai trong mùa dịch COVID-19 (1). 

Theo đó:

1. Bà mẹ mang thai cần được đảm bảo bữa ăn hàng ngày đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm dưới đây:

- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn.

- Thức ăn giàu đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt đậu đỗ.

- Rau tươi, trái cây tươi các loạilà nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bà mẹ mang thai.

- Cần thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm để vừa cung cấp tốt các chất dinh dưỡng vừa tạo sự ngon miệng, nhất là khi bà mẹ bị nghén.

2. Tránh ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp vì chúng thường chứa các chất không có lợi cho sức khỏe như nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chuyển hóa nhưng ít các khoáng chất, vitamin và chất xơ

3. Uống nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể mẹ.

4. Nếu dịch vụ khám thai không bị gián đoạn do dịch bệnh, các bà mẹ cần khám thai định kỳ tại cơ sở y tế để đảm bảo thai phát triển tốt. Cần uống viên sắt - acid folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng đều đặn hàng ngày theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

5. Đồng thời, các bà mẹ mang thai cần thực hành các biện pháp phòng chống mắc COVID-19 trong mùa dịch như:

- Vệ sinh cá nhân, tăng cường vận động, dinh dưỡng hợp lý.

- Thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

- Thực hiện khai báo y tế.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y tế khuyến cáo về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch COVID-19.

2. Breslin N, Baptiste C, Gyamfi-Bannerman C, et al: COVID-19 infection among asymptomatic and symptomatic pregnant women: Two weeks of confirmed presentations to an affiliated pair of New York City hospitals. Am J Obstet Gynecol MFM 2020. https://doi.org/10.1016/j.ajogmf.2020.100111. [Epub ahead of print].

3. Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists, ACOG): COVID-19.

4. Liu D, Li L, Wu X, et al: Pregnancy and perinatal outcomes of women with coronavirus disease (COVID-19) pneumonia: A preliminary analysis. Am J Roentgenol Mar 18, 1–6: 2020. doi.org/10.2214/AJR.20.23072. [Epub ahead of print].

5. Schwartz DA: An analysis of 38 pregnant women with COVID-19, their newborn infants, and maternal-fetal transmission of SARS-CoV-2: Maternal coronavirus infections and pregnancy outcomes. Arch Pathol Lab Med Mar 17 2020. doi: 10.5858/arpa.2020-0901-SA. [Epub ahead of print].

6.  Wang W, Xu Y, Gao R, et al: Detection of SARS-CoV-2 in different types of clinical specimens. JAMA Mar 11, 2020. doi: 10.1001/jama.2020.3786. [Epub ahead of print].

 

Ths. Bs. Hà Thị Mỹ Dung - Khoa Sức khỏe sinh sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày