Tìm kiếm tin tức
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
danh mục
bottom
Dịch vụ
Hướng dẫn tạm thời lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm xét nghiệm chẩn đoán vi rút Mpox (ĐẬU MÙA KHỈ)
Lượt đọc 128Ngày cập nhật 15/03/2024

Hướng dẫn tạm thời lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm xét nghiệm chẩn đoán vi rút Mpox dựa theo quyết định số 465/QĐ ngày 29 tháng 02 năm 2024 của Bộ Y tế "Về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Mpox (Đậu mùa khỉ) ở người" như sau:

 

 

Bệnh phẩm nghi nhiễm mpox (Đậu mùa khỉ) phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn. Loại bệnh phẩm được khuyến nghị để chẩn đoán xác định căn nguyên vi rút mpox bao gồm:

+ Dịch tiết từ nốt phỏng nước trên da/niêm mạc (nốt phỏng nước bị vỡ, bị bong tróc).

+ Da bong tróc từ các nốt phỏng nước tổn thương.

+ Da bong tróc đã khô thành vảy từ các nốt phỏng nước.

- Trong trường hợp không có nốt phỏng trên da/niêm mạc lấy bệnh phẩm dịch ngoáy họng, vùng sinh dục, hậu môn trực tràng. Khi nghi ngờ mpox lan tỏa lấy bệnh phẩm dịch não tủy, màng phổi,…Việc lấy loại mẫu bệnh phẩm này tuân theo quy trình lấy mẫu quy định tại đơn vị.

1. Chuẩn bị dụng cụ thu thập mẫu bệnh phẩm

- Que lấy mẫu có đầu que bằng sợi tổng hợp (Darcon hoặc polyester), có cán nhựa vô trùng (cán cứng).

- Ống đựng bệnh phẩm 1,5ml; ống 5ml không chứa môi trường vận chuyển hoặc ống 15ml chứa 1 - 2ml môi trường vận chuyển vi rút.

- Lọ nhựa hoặc túi nylon để chứa ống đựng bệnh phẩm.

- Panh kẹp hoặc dụng cụ gắp vô trùng.

- Băng, gạc có tẩm chất sát trùng.

- Cồn sát trùng, bút ghi,...

- Áo choàng y tế.

- Kính bảo vệ mắt/tấm che mặt.

- Găng tay không bột.

- Khẩu trang N95 hoặc tương đương.

- Thùng/hộp vận chuyển mẫu (bằng nhựa hay xốp, có chứa đá/gel lạnh để bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển).

2. Thu thập mẫu bệnh phẩm

- Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân (áo choàng y tế, khẩu trang N95 hoặc tương đương, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, găng tay).

- Dịch tiết từ nốt phỏng nước trên da/niêm mạc

+ Yêu cầu lấy 2 que cho mỗi người bệnh. Dùng 2 que lấy mẫu để lấy dịch tiết ở các nốt phỏng nước từ các vị trí khác nhau trên cơ thể hoặc từ các tổn thương có biểu hiện khác nhau (dùng 2 que nhằm mục đích thu nhiều dịch tiết hơn so với sử dụng chỉ một que)

+ Trước khi lấy mẫu, không làm sạch vết tổn thương bằng cồn hoặc bất kỳ chất khử trùng nào khác.

+ Dùng que lấy mẫu quệt/miết nhẹ vào nốt phỏng nước (mục đích làm vỡ nốt phỏng nước), khi nốt phỏng nước vỡ, dịch tiết trào ra, dùng đầu que lấy mẫu thấm/hút lấy hết dịch tiết bằng cách xoay nhẹ đầu que tới lui trên vết tổn thương ít nhất 2 - 3 lần, sau đó cho vào ống vô trùng 15ml chứa 1 - 2ml môi trường vận chuyển vi rút.

+ Sử dụng băng y tế cá nhân để băng lại vết thương sau khi lấy mẫu.

- Lưu ý:

+ Nếu que lấy mẫu dài hơn ống đựng cần bẻ/cắt cán que cho phù hợp với độ dài của ống.

+ Không được để chung mẫu dịch tiết và mẫu da/vẩy vào ống một ống chứa mẫu.

+ Đóng nắp, xiết chặt, dùng giấy parafin (nếu có) bao bọc quanh nắp ống.

+ Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm của người bệnh, ngày lấy mẫu trên ống đựng bệnh phẩm.

    

Hình ảnh minh hoạ lấy dịch tiết từ vết tổn thương

 

- Da bong tróc từ các nốt phỏng nước tổn thương và (hoặc) da bong tróc đã khô thành vảy (chỉ thực hiện khi không thu được mẫu dịch tiết từ vết tổn thương): sử dụng panh kẹp hoặc dụng cụ gắp (có đầu không sắc) vô trùng để gắp toàn bộ hay một phần da/vảy khô (kích thước ít nhất 4mmx4mm) rồi cho vào ống vô trùng (ống 1,5ml hoặc ống 5ml) không chứa môi trường vận chuyển. Sử dụng băng cá nhân để băng lại vết thương sau khi lấy mẫu.

Hình ảnh minh họa về lấy mẫu da/vảy khô từ vết tổn thương

 

3. Bảo quản mẫu bệnh phẩm trước khi vận chuyển

- Bệnh phẩm từ khi được thu thập phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (không để ở nhiêt độ phòng quá 1 giờ kể từ khi lấy mẫu) và vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.

+ Bảo quản từ 2 - 8°C (không quá 07 ngày từ ngày lấy mẫu).

+ Bảo quản ở -20°C hoặc nhiệt độ thấp hơn (nếu quá trình vận chuyển vượt quá 7 ngày)

+ Các mẫu bệnh phẩm cần bảo quản trên 60 ngày kể từ ngày lấy mẫu phải được bảo quản ở nhiệt độ -70°C.

- Không làm đông băng, tan băng nhiều lần mẫu bệnh phẩm dẫn đến ảnh hưởng chất lượng mẫu.

4. Đóng gói và gửi mẫu bệnh phẩm

Thực hiện việc đóng gói, vận chuyển, bảo quản mẫu bệnh phẩm xét nghiệm theo qui định tại Thông tư số 40/2018/TT-BYT, ngày 07/12/2018 của Bộ Y tế qui định về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.

 

 

Tập tin đính kèm:
Ths. Đồng Thị Hồ Vy (Khoa XNCĐHA)
Các tin khác
Xem tin theo ngày