bottom
Dịch vụ
Liên kết website
Dự phòng, sàng lọc ung thư cổ tử cung
Lượt đọc 8550Ngày cập nhật 07/04/2021

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Theo Ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có khoảng hơn 4.000 ca mắc mới và có 2.223 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do sự tồn tại của virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là HPV type 16 và 18.

Việc sàng lọc ung thư là rất quan trọng. Các phương pháp sàng lọc ung thư hiện nay gồm có xét nghiệm tế bào học Pap smear, xét nghiệm HPV, khám cổ tử cung với test acetic.

Từ nhiều năm trước Pap test là phương pháp tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư cổ tử cung, giảm tỷ lệ mắc bệnh 60-90% và giảm tỷ lệ tử vong 90%. Tuy nhiên, giới hạn của test tế bào là độ nhạy 50%. Gần đây, HPV test đã được đưa vào chương trình sàng lọc, DNA của HPV có mặt trong hầu như tất cả ung thư cổ tử cung và độ nhạy cao hơn cho tổn thương CIN 2+ so với xét nghiệm tế bào ở vài nghiên cứu.

Các phương pháp sàng lọc

Sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện những tổn thương tiền ung thư và nhờ đó điều trị phù hợp những tổn thương này trước khi tiến triển thành ung thư xâm nhập. Sàng lọc có thể được thực hiện với Pap test hay HPV test hoặc kết hợp cả hai. 

Khám cổ tử cung với test acetic (VIA): có thể thực hiện tại cộng đồng

Sử dụng việc nhìn bằng mắt kết hợp với test acetic, sau đó điều trị làm giảm tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung so với không sàng lọc.

Xét nghiệm tế bào (Pap test) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Mẫu xét nghiệm tế bào – có 2 loại mẫu xét nghiệm tế bào: 1 loại là Pap smear truyền thống, một loại là có dung dịch lỏng cố định Thinprep.

Cả 2 phương pháp, tế bào đều được lấy cả ở bề mặt cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung để đánh giá vùng chuyển tiếp, vùng có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao nhất.

Hình 1: Xét nghiệm tầm soát bằng Pap Smear

Hình 2: Xét nghiệm tầm soát bằng ThinPrep Pap test

Xét nghiệm HPV trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là tồn tại dai dẳng sau nhiễm virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là dưới type như là HPV 16 và 18.

Xét nghiệm Pap test được coi là tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư cổ tử cung, giảm tỉ lệ mắc bệnh 60-90% và giảm tỉ lệ tử vong 90%. Tuy nhiên, giới hạn của xét nghiệm tế bào độ nhạy khoảng 50%.

Gần đây, test HPV được đưa vào như công cụ sàng lọc HPV vì HPV có ở hầu hết ung thư cổ tử cung và có độ nhạy cao hơn cho tổn thương CIN 2 hơn là xét nghiệm tế bào trong vài nghiên cứu.

Pap test cũng ảnh hưởng bởi sự chủ quan và kinh nghiệm của bác sĩ giải phẫu bệnh, việc đọc lập đi lập lại rất nhiều lần các tiêu bản có thể gây ra mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến kết quả.

Kết hợp hai test sàng lọc ung thư cổ tử cung: xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap tế bào học cổ tử cung giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu cho kết quả, hạn chế được bỏ sót bệnh cũng như điều trị quá mức với bệnh nhân, khắc phục được nhược điểm của 2 xét nghiệm.

Kết xét nghiệm HPV và quan sát với acid actic (VIA) giúp cân bằng điểm mạnh và điểm yếu của mỗi xét nghiệm, để tối đa hóa sàng lọc, làm tăng độ nhạy và đặc hiệu của xét nghiệm. Việc kết hợp 2 test có thể theo hai cách, sàng lọc dương tính nếu kết quả bất thường thì làm test thứ hai, hoặc làm cả 2 test đồng thời.

Hình 3: Kỹ thuật xét nghiệm ThinPrep Pap test

Phụ nữ < 30 tuổi: sàng lọc pap test 1 lần mỗi 3 năm. 

Ở những phụ nữ như vậy, những người có nhiều khả năng bị nhiễm HPV thoáng qua, độ đặc hiệu kém và giá trị tiên đoán dương tính tương ứng kém sẽ hạn chế tính hữu ích của xét nghiệm HPV như một phương thức sàng lọc. Các thử nghiệm ngẫu nhiên đã chứng minh rằng xét nghiệm HPV ở phụ nữ <30 tuổi dẫn đến phát hiện đáng kể các nhiễm HPV thoáng qua và soi cổ tử cung không cần thiết.

Phụ nữ > 30 tuổi có thể xét nghiệm sàng lọc 1 năm 1 lần.

Đánh giá test sàng lọc: Tiêu chuẩn vàng sử dụng để đánh giá test sàng lọc là soi cổ tử cung và sinh thiết trực tiếp tổn thương nghi ngờ. Sử dụng tiêu chuẩn xác định có độ nhạy cao, soi cổ tử cung âm tính giả bỏ sót một vài trường hợp ung thư cổ tử cung.

Dự phòng ung thư cổ tử cung

Ngày nay, để dự phòng ung thư cổ tử cung, đã có 3 loại vaccin được cấp phép và đang được sử dụng: vaccin 2 type HPV (HPV 16 và 18), vaccine 4 type HPV (bao gồm thêm type 5 và 11 gây ra 90% u vùng sinh dục), vaccine 9 type HPV (bao gồm thêm HPV 31,33,45,52,58 – 15% type HPV gây ung thư ở nữ và 4% type HPV gây ung thư ở nam.

Cả hai nhóm vaccin cho 2 loại HPV và vaccine cho 4 loại HPV đều có hoạt động bảo vệ qua lại có ý nghĩa chống lại các type HPV khác. Cả 3 loại vaccin đề hiệu quả chống lại nhiễm HPV và tân sản ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn.

Báo cáo sau khi được cấp phép sử dụng vaccine tại các nước mà thiết lập chương trình vaccine HPV có hiệu quả ở quần thể sớm sau 3 năm đưa vaccin HPV vào chương trình tiêm chủng, bao gồm giảm tỉ lệ măc bệnh CIN grade cao, giảm tỉ lệ nhiễm các chủng HPV và giảm tỉ lệ u sinh dục. Sử dụng vaccine dự phòng HPV có thể hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm virus và bệnh liên quan đến type virus mà vaccine chống lại. Hiệu quả của vaccin trong gánh nặng ung thư được xác định, được mong đợi giảm > 70% của ung thư cổ tử cung.

Như vậy, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sỹ, cùng với tiêm phòng vắc xin cho trẻ em gái, đây là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung./.

Bs.Hà Thị Mỹ Dung - Khoa Sức khỏe sinh sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày